Lý luận - Phê bình

Nhà thơ Phạm Tiến Duật - người rất tâm đắc với cách phê bình văn chương của tác giả Kim Thánh Thán (Trung Quốc)

Chìa khóa sáng tác và phê bình văn chương?

  •   20/11/2009 03:11:15 PM
  •   Đã xem: 2478
  •   Phản hồi: 0
Hơn hai chục năm trước tôi có đọc một bài viết của nhà thơ Phạm Tiến Duật kể chuyện nhà thơ Xuân Diệu đưa cho anh tập tiểu thuyết "Mái Tây" ("Tây sương ký" của Vương Thực Phủ có lời bình của Kim Thánh Thán do Nhượng Tống dịch) và nói rằng: Chìa khóa của phê bình văn chương nằm cả ở trong đấy.
Một vài gương mặt thơ trẻ trong ngày thơ VN năm nay

Thơ của những người đang trẻ

  •   10/11/2009 11:31:52 PM
  •   Đã xem: 2855
  •   Phản hồi: 0
Khoảng mười năm trở lại đây thơ trẻ xuất hiện khá nhộn nhịp và sôi động. Nói như nhà thơ Trịnh Thanh Sơn: “Thơ chảy đầm đìa dọc thân hình Tổ quốc” (Thơ trẻ - Sự mất ngủ). Những gương mặt thơ mới, những tiếng nói khác lạ ít nhiều có tác động đến đời sống thơ đương đại, thu hút sự quan tâm của các thế hệ nhà thơ và công chúng yêu thơ. Đó là tín hiệu tốt lành. Vậy những người làm thơ đang trẻ - Họ là ai? Thơ họ nói gì? Họ viết như thế nào?
'Phiên bản' hay tính thiện và tính ác của con người

'Phiên bản' hay tính thiện và tính ác của con người

  •   26/10/2009 03:22:39 PM
  •   Đã xem: 2427
  •   Phản hồi: 0
"Phiên bản" là cuốn tiểu thuyết thứ tư của Nguyễn Đình Tú. Cuốn sách có 31 khúc được sử dụng với 3 ngôi kể khác nhau, giống như một bản nhạc nhiều bè, khai mở nhiều lối đi vào chiều sâu tâm lý nhân vật.
Về biểu tượng lửa trong thơ Nguyễn Quang Thiều

Về biểu tượng lửa trong thơ Nguyễn Quang Thiều

  •   05/10/2009 05:07:07 PM
  •   Đã xem: 2799
  •   Phản hồi: 0
Là người được đánh giá là gặt hái được nhiều thành công trong thế hệ thơ thứ ba, Nguyễn Quang Thiều đầy nhiệt huyết trong việc tìm tòi và cách tân thơ ca. Về mặt ngôn ngữ, không phải là những cách nhào nặn, sắp xếp kỳ khôi và rối rắm các con chữ kiểu Lê Đạt, Dương Tường, sự cách tân ngôn ngữ thơ của Nguyễn Quang Thiều là sử dụng thuần thục thể thơ văn xuôi để diễn đạt tân kỳ những câu thơ không vần điệu. Về nội dung, đó là góc nhìn cận cảnh những mặt trái của xã hội trong thời kỳ đô thị hóa, là sự khai thác những hình ảnh thơ, những biểu tượng độc đáo, mới lạ: những người đàn bà góa, những con vật, lửa… Ở khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi xin được đề cập đến một khía cạnh nhỏ, đó chính là biểu tượng "lửa" trong tập thơ "Sự mất ngủ của lửa", mốc son đầu tiên định danh Nguyễn Quang Thiều.
Xung quanh chuyện phê bình văn học

Xung quanh chuyện phê bình văn học

  •   25/09/2009 10:46:25 PM
  •   Đã xem: 2600
  •   Phản hồi: 0
Phê bình văn học là câu chuyện nói mãi không hết. Xét về ngôn ngữ thì trong cụm từ này chữ phê đặt trước chứ bình đặt sau. Đó là hai mặt thống nhất của một hiện tượng văn học nghệ thuật nằm trong văn chương.
Thơ  trẻ 3600 !: Xoay và xoáy

Thơ trẻ 3600 !: Xoay và xoáy

  •   25/09/2009 09:50:30 PM
  •   Đã xem: 2621
  •   Phản hồi: 0
(Đọc "Thơ Trẻ 3600". Nxb Hội nhà văn, 2009)

1. Sự ra đời của tập thơ (chính xác là tuyển/tiếng thơ của 8 gương mặt) không bất ngờ, nó đã được báo trước từ Sân thơ trẻ tại Văn Miếu 2009. Nhưng nếu ở Sân thơ, nó là sự xé lẻ một hệ thống thi ngữ này để đan cài vào các hệ thống thi ngữ khác trong một vận động có xu hướng chính là cộng hưởng thì ở Tập thơ, sự cộng hưởng này lại được tạo từ các pha riêng, các mảnh ghép độc lập, vừa có khả năng lướt, xoay đi như cái “sự tuyển„ cần/biết phải làm thế, vừa tự tin trưng dụng những nét sắc, nhanh và xoáy như mỗi cái Tôi tự ý thức được là phải thế. 8 gương mặt, bỏ qua giới thiệu nghi thức và cả việc thống nhất số lượng bài, họ, ở Thơ trẻ 3600!, mải miết tập trung vào câu chữ và giọng điệu của mình, tự chủ và ngắn gọn, xáo động và lắng đọng.
Tác giả bài viết (giữa)

Phê bình trẻ, tiếp nối và lớn mạnh

  •   29/08/2009 02:10:14 PM
  •   Đã xem: 2628
  •   Phản hồi: 0
Những người làm phê bình thế hệ tôi đã vào cữ tuổi năm mươi, hoặc ngót nghét năm mươi. “Gã đầu bạc” Phạm Xuân Nguyên bạc sớm do cơ địa đã đành, nhìn ra đa phần cũng đã sương muối hết cả rồi: Huỳnh Như Phương, Nguyễn Hữu Sơn, Trịnh Bá Đĩnh, Chu Văn Sơn, Phan Huy Dũng, Nguyễn Đăng Điệp, Đinh Quang Tốn, Nguyễn Hoà, Võ Gia Trị, Inrasara. Chả lẽ lại kể thêm ra đây cả mấy nữ phê bình nữa e có phần...khiếm nhã. Thời gian cứ trôi đi thản nhiên và nghiêm khắc.
Phê bình văn học - những gánh nặng quá sức?

Phê bình văn học - những gánh nặng quá sức?

  •   14/08/2009 10:51:40 PM
  •   Đã xem: 3117
  •   Phản hồi: 0
Người sáng tác không cần đến sự “định hướng” của nhà phê bình như một tất yếu, và nhà phê bình cũng không tất yếu phải coi “định hướng” như một thứ trách nhiệm mà mình phải thực hiện bằng bất cứ giá nào trong bất cứ trường hợp nào. Nói như vậy phải chăng là đã hạ thấp vai trò và làm giảm giá của phê bình trong đời sống?
Nhà văn Hồ Anh Thái.

Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái

  •   14/08/2009 10:45:13 PM
  •   Đã xem: 2553
  •   Phản hồi: 0
Năm 2001, Nhà văn Lê Minh Khuê có nhận xét về tác phẩm "Người và xe chạy dưới ánh trăng" Hồ Anh Thái viết từ 1986: “Có lẽ ngay từ ngày ấy, tác giả này đã ý thức rằng tác phẩm văn học muốn hòa nhập được với dòng văn học chảy ào ạt ngoài kia của thế giới thì đừng có quá lệ thuộc vào hiện thực giản đơn”.

Các tin khác


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây