Ký ức gia đình của “nhà văn thế hệ mới” Trung Quốc

Chủ nhật - 10/10/2010 01:02 4.266 0
“Nhà văn thế hệ mới” để gọi các nhà văn đương đại Trung Quốc sinh vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70 của thế kỷ trước, nghĩa là thời gian vừa kết thúc 10 năm cuộc “cách mạng văn hóa” (1966-1976). Tiêu biểu cho lớp nhà văn này là Hàm Đông, Kinh Ca, Lý Tường, Thịnh Khả Dĩ, Lưu Kiến Đông, Lưu Khánh..v.v..
Đến nay, sau bao nhiêu năm biến đổi họ đã đến tuổi trung niên, “nhà văn thế hệ buổi chiều”, “những nhà văn sinh sau những năm 60” nhưng “nhà văn thế hệ mới” vẫn là tên gọi một thời vì đã thành danh và tác phẩm của họ đã đi vào công chúng. So với thế hệ các nhà văn trước đó như “nhà văn trí thanh”, “nhà văn tiên phong” đã đi vào văn đàn và nổi tiếng thì lớp “nhà văn thế hệ mới” cất tiếng chào đời và không có ý thức và ấn tượng về cuộc “cách mạng văn hóa” mà thế hệ cha anh của họ đã trải qua. Chính vì vậy không gian và thời gian văn học đối với “nhà văn thế hệ mới” có nhiều khác biệt. Một trong những nguồn “tư liệu sáng tác” của các “nhà văn thế hệ mới” là “kể lại chuyện gia đình” (gia đình tự sự). Vì đối với họ “hạt nhân mô hình gia đình lớn nhất của Trung Quốc” sau cách mạng đã thay đổi và đã trở thành “ký ức”. Họ quyết tâm đi vào đề tài “kể chuyện gia đình” nhằm mang đến cho độc giả hiện thực mới và nhận thức mới trong thời đại cải cách mở cửa.

Năm 1989 sau khi tốt nghiệp Học viện híkịch Bắc Kinh LýTường hoàn thành kịch bản“Khổng tước” (chim công) với những ýtưởng mới. Năm 1989 sau khi tốt nghiệpđại học Lan Châu (tỉnh Cam Túc) tác giả cho ra mắt bạn đọc tiểu thuyết đầu tay nhan đề “Toàn gia phúc”. Tác phẩm công bố trên tạp chí “Thu hoạch” (số 4,2002) và sau đó (2003) “Vân Nam xuất bản xã” xuất bản được dư luận chú ý. Lưu Khánh cho đăng tác phẩm “Trường thế hỉ nhân” trên tạp chí “Thu hoạch” ( số 4, 2003) và sau đó (2004) nhà xuất bản Ly Giang (Quảng Tây) xuất bản làm phong phú thêm các sáng tác đầu tay của các “nhà văn thế hệ mới”. Mặc dù đứng từ những góc độ và miêu tả khác nhau nhưng nội dung chính toát lên từ các tác phẩm là ký ức của họ về gia đình, chủ yếu là xoay quanh mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Theo “nhà văn thế hệ mới” thì có hai loại gia đình, đó là gia đình hạnh phúc và gia đình không hạnh phúc mà mấu chốt vẫn là ở cha mẹ. Cha mẹ là cột trụ, có tác dụng và quyết định mọi vấn đề trong gia đình. Theo họ, nếu trong gia đình mà người cha “tàn khuyết” (thiếu vắng) và người mẹ “thất phạm” (mất tính mẫu mực) thì gia đình sẽ rơi vào trạng thái rất xấu và sẽ ảnh hưởng lớn đến việc trưởng thành của con cái mà không người cha, người mẹ nào có thể lường hết được hậu quả của nó.

Khi “nhàvăn thếhệmới”chàođời thì“cách mạng văn hóa”ởgiai đoạn cuối, chưa chấm dứt nên kýức vềthời kỳtuổi nhi đồng của họchỉlàsựcuồng nhiệt của chủnghĩa lýtưởng, sựtưởng tượng của nghệthuật bị chôn vùi dưới sự đổ nát của đấu tranh chính trị. Họ không giống như “nhà văn trí thanh” là tiếp cận với bộ mặt lịch sử như tác phẩm “Động vật hung dữ” của Vương Sóc miêu tả. “ Cách mạng văn hóa” là bối cảnh của lớp thiếu niên trưởng thành, đồng thời cũng mang đến cho họ không gian lịch sử của một thời. So với “nhà văn trí thanh”, “nhà văn tiên phong” “nhà văn thế hệ mới”cũng có lịch sử trưởng thành của bản thân. Họ giống như bức tranh liên hoàn trải qua các chặng đường trưởng thành của cuộc đời. Thời kỳ tiểu học ở trong nhà trường họ được tuyên truyền khẩu hiệu “thực hiện bốn hiện đại hóa”. Thời kỳ ở đại học họ chìm ngập trong tư trào thẩm mỹ của chủ nghĩa hiện đại. Và trong trào lưu của chủ nghĩa tiêu phí của thập kỷ 90 họ bắt đầu đi vào đời sống xã hội đầy biến động và phức tạp, giữa cái tốt và cái xấu đan xen, giằng xé nhau kịch liệt. Sự cắt đứt của văn hóa chủ nghĩa lý tưởng, tinh thần nghệ thuật và trào lưu vật chất thực dụng phổ biến trong thời kỳ đại học làm cho họ đắn đo, suy nghĩ, chọn lựa khi bước vào đời sống xã hội đầy mâu thuẫn và thách thức. Mâu thuẫn nhân sinh được coi là vấn đề cấp bách nhất đối với họ. Từ sự xung đột mâu thuẫn Lý Tường và Ngô Trường Vệ hai lần hợp tác để xây dựng bộ phim “Lập xuân”. Nhân vật chính trong bộ phim là Vương Thái Linh vừa chân thực lại vừa xấu xa. Năm 1989 việc tự sát của nhà thơ Hải Tử ở Sơn Hải Quan thể hiện sự mâu thuẫn nhân sinh làm cho mọi người phải suy nghĩ. Ở đây có sự tác động của đời sống vật chất và nhân sinh của mỗi người. So với “nhà văn trí thanh” “nhà văn thế hệ mới” không có vốn sáng tác tốt nên họ phải tự tìm tòi khám phá đề tài mà cách tốt nhất và rất thiết thực là đề cập đến “Ký ức gia đình”. “Ký ức gia đình” là “ký ức đời sống”, nó có điều kiện làm cho họ đi vào thế giới nghệ thuật bằng con đường riêng của mình. Không gian đời sống tuổi thiếu niên của thời kỳ “hiện đại hóa” bị “máy khai quật” làm đảo lộn. Trong thời đại hưởng thụ vật chất của những năm cuối thế kỷ 20 “nhà văn thế hệ mới” chưa có sự chuẩn bị, giữa một bên là khẩu hiệu “Hiện đại hóa cơ khí” với hiện thực là “trong đời người không thể coi nhẹ việc hưởng thụ”. Họ tỏ ra lúng túng và chưa tìm ra lời giải. Nếu nói tuổi nhi đồng và tuổi thanh xuân là một giấc mộng đẹp thì đối với “nhà văn thế hệ mới” sự phong phú và sáng lạn của giấc mộng này chưa thành hiện thực. Vì rằng giữa nó và hiện thực đời sống chưa có tính liên tục và tính logíc. Vì vậy họ phải trở về với xuất phát điểm là “ký ức gia đình”

Như trênđã nói“nhàvăn thếhệmới” sau mấy mươi năm cầm bút hiện nay họkhông còn “mới” và “trẻ” nữa. Họ đã là lớp nhà văn có tuổi, có quá trình sáng tác, từng trải và nhiều kinh nghiệm sống nhưng đọc lại tác phẩm của họ khi mới bước vào văn đàn có thể khẳng định “ký ức gia đình” là khởi điểm nghệ thật của họ. Đặc điểm chung của lớp nhà văn này là tuổi thơ của họ trải qua những năm tháng của thập kỷ 70 rất thiếu thốn về vật chất, ký ức tuổi nhi đồng của họ là cha mẹ và gia đình quan hệ gắn bó. Cha mẹ của họ phần lớn là thành phần cơ bản sinh ra trước khi nước Trung Hoa mới ra đời. Cha mẹ của họ là thế hệ thanh niên Trung Quốc mới đầu hiện sống trong trào lưu tư tưởng nam nữ bình đẳng và cũng là những người xây dựng nên hạt nhân gia đình đầu tiên của Trung Quốc. Hạt nhân gia đình là một trong những hình thức cấu thành gia đình xã hội hiện đại, gồm cha mẹ và con cái. Nội bộ loại gia đình thông thường chỉ có một quyền lực và trung tâm hoạt động nên gọi là hạt nhân gia đình. Việc xây dựng hạt nhân gia đình ở Trung Quốc bắt đầu phong trào văn hóa mới, dưới ảnh hưởng của tư tưởng Khải mông. Mô hình đại gia đình Trung Quốc cấm kỵ bắt đầu bị phá vỡ. Trong đại gia đình truyền thống cha mẹ là hạt nhân kết tụ gia đình, theo sự tấn công của phong trào văn hóa mới mô hình của đại gia đình dần dần bị giải thể. Điều này thể hiện trong tác phẩm “Nhà” (gia) của nhà vănquá cố Ba Kim. Một loại “Tiểu gia đình” sẽ xuất hiện thay cho việc đề cao tự do và mưu cầu hạnh phúc cá nhân để bắt đầu xây dựng kiểu “Tiểu gia đình”. Ví dụ như trường hợp của Tử Quân và Tiêu Sinh. Họ ra đi từ gia đình của mình ở trong con hẻm nhỏ để “xây dựng một gia đình nho nhỏ tràn đầy hi vọng” nhưng để rồi cuối cùng hi vọng đó khó thành hiện thực. Sự tan nát cái tiểu gia đình của Tiểu Sinh và Tử Quân không chỉ là sự khiếm khuyết của tình yêu mà tình yêu của họ không thể nói là không sâu sắc. Không phải đã mất hết nhưng mô hình kiểu gia đình truyền thống, cha mẹ gương mẫu, anh em hòa thuận dần dần ít đi. Thay vào đó là một kiểu gia đình mới rộng mở và phức tạp. Kiểu gia đình “nhà cao sân rộng” trở nên hiếm thấy ở thành thị, hình tượng cha me trong trái tim con cái cũng mờ nhạt theo xu thế mới của xã hội. “Ký ức gia đình” là một cách “hòai niệm” của “nhà văn thế hệ mới” mà họ thường khoắc khoải khi hằng ngày phải đối mặt với thực tại.

Gia đình làkhởiđiểm vàcũng làkết thúc củađời người, đồng thời nó cũng là nơi nuôi dưỡng sự nồng ấm của lý tưởng xã hội. Trong cách nhìn của “nhà văn thế hệ mới” phần lớn gia đình mà họ trường thành đều thiếu tình cảm nồng ấm đó. Ví dụ như năm 2005 bộ phim “Khổng tước” được giải “Gấu bạc” tại liên hoan phim quốc tế Béclin (Đức) mà tác giả là Lý Tường- một “nhà văn thế hệ mới” sinh năm 1968 sau hai năm “cách mạng văn hóa” xảy ra. “Khổng tước” miêu tả bối cảnh cuộc sống gia đình điển hình của “nhà văn thế hệ mới”. Đó là không gian cuộc sống chật chội và không khí gia đình nặng nề, mọi người trong nhà ngồi ăn cơm vây quanh chiếc bàn nhỏ kê gần lối đi, không ai nói một lời nào, người chị thì bày ra thủ đoạn kết hôn rồi lại ly hôn. Gia đình của họ thiếu sự “hòa hợp”. Cha thì im lặng ít nói, mẹ thì luyên thuyên suốt ngày, chị thì mơ làm lính nhảy dù, em trai đi làm bên ngoài với một người đàn bà có con nhỏ và cũng không muốn về nhà. Một gia đình như thế làm sao có thể hạnh phúc và giáo dục đến con cái trưởng thành?.

Lưu KiếnĐông sinh năm 1967 ởHàBắc, những năm gần đây xuất bản hàng loạt tác phẩm như “Điêu khắc thời gian” (tạp chí Hoa Thành, số 6, 2002), “Toàn gia phúc”, “Lưỡi dao của tình cảm” (Tác gia xuất bản xá, 2003), “Chạy trốn đêm ngọ” (Sơn Đông xuất bản xã, 2005)v.v...Những tiểu thuyết này đã vượt qua hình thức tự thuật của nhà văn tiên phong để hình thành loại tiểu thuyết kết hợp vững chắc giữa cốt chuyện và tinh thần bộc lộ của tác giả. “Toàn gia phúc” giành được giải thưởng “chấn hưng văn nghệ” lần thứ 10 của tỉnh Hà Bắc. Tác giả dùng chữ “phúc” để miêu tả sự lạnh lẽo và tan vỡ của một gia đình. “Toàn gia phúc” là một bức tranh hiện thực khá phổ biến ở Trung Quốc khi xã hội có nhiều thay đổi. Cũng giống như “Khổng tước” tác phẩm của Lưu Kiến Đông là câu chuyện của “nhà”, của gia đình đã mất hết quy tắc nhưng vẫn tồn tại. “Nhà văn thế hệ mới” dùng nó để ghi lại ký ức sâu đậm của thời niên thiếu hoặc mỗi năm khi tết đến họ nhìn thấy câu chúc đỏ “Toàn gia phúc” dán ở trước cửa nhà mà liên tưởng đến “Toàn gia phúc” của gia đình mình. Ước muốn đó đối với họ không dễ gì mà có.

Tác phẩm“Toàn gia phúc” của Lưu Kiến Đông thông qua ký ức gia đình xây dựng lịch sử trưởng thành của bản thân. Tác phẩm bắt đầu từ đôi giày da của mẹ, một xa xỉ phẩm của thời bao cấp. Vì muốn mang giày cho đẹp nên mẹ ra thị trấn tìm mua cho được. Nhưng dày da phải có xi đánh bóng, không mua được bố nghĩ cách căn cắp dầu của nhà máy về pha chế để làm xi đánh giày cho mẹ. Từ chuyện “giày dép” mà dẫn đến tình trạng gia đình lục đục, li tán, mỗi người một nơi. Nhân vật “tôi” trong tác phẩm chính là tác giả. Ngoài bố mẹ trong tác phẩm còn có anh cả Từ Thiết và cô bạn gái của anh ta thường gọi là “Kim Ngân hoa”. Chủ đề “ký ức gia đình” của “Toàn gia phúc” là sự “Thất phạm” (mất tính mẫu mực) của người mẹ và sự “khuyết tịch” (thiếu vắng) của người cha. Mặc dù còn ít tuổi, vốn sống chưa nhiều nhưng vấn đề mà Lưu Kiến Đông đặt ra trong “Toàn gia phúc” sâu sắc và rất phổ biến khi gia đình biến đổi theo quy luật của xã hội, không còn tuân thủ theo quy tắc nếp và sinh hoạt truyền thống. Gia đình của Trung Quốc vốn có truyền thống Nho giáo nhưng nay vì thời đại thay đổi nên ngọn gió văn hóa gia đình tự do chủ nghĩa của Tây phương thổi tới thì sự phá vỡ cấu trúc hạt nhân gia đình đó là tất yếu.

“Nhà văn thế hệ mới” tỉnh Cát Lâm là Lưu Khánh sinh năm 1968 sau khi “Cách mạng văn hóa” xảy ra (1966) đã sáng tác “Tường thế hỉ nhân” theo chủ đề là xây dựng hình tượng “ thiếu vắng của người cha” trong gia đình. Nhân vật chính của tác phẩm là Lý Tụng Quốc và một nhóm đàn ông vây quanh ông ta. Người sinh ra Lý Tụng Quốc là người đã thông dâm với mẹ của mình. Hành vi thiếu đạo đức của cha đã dẫn đến thân phận xã hội không tốt đẹp của Lý Tụng Quốc. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự không tốt đẹp thời niên thiếu của người con. Trên luật pháp thì cha của Lý Tụng Quốc là Mã Thụ Đình, do người mẹ tìm cách “hợp pháp” tạm thời cho thân phận xã hội của con mà thôi. Ngược lại, Lý Tụng Quốc chỉ thừa nhận người giống cha của mình là bác sĩ Khuất Kiến Quốc. Nhưng Khuất Kiến Quốc là người đàn ông trong đời sống bị người đàn bà che phủ mà trước đó lớn lên dưới cái bóng của người mẹ là giáo viên tiểu học rất có chủ kiến và về sau ông ta sống nhờ vào người vợ khí chất mạnh mẽ. Coi Khuất Kiến Quốc là người cha tinh thần cũng tức là làm mất đi sức mạnh đàn ông tính dưới bóng che của người đàn bà, để rồi cuối cùng Lý Tụng Quốc sẽ đánh mất sự kính trọng đối với cha của mình. Lý Tụng Quốc đã làm hỗn loạn quan hệ gia đình và ông ta chính là người “thiếu vắng” đó.

Sự đứt đoạn của gia đình truyền thống sẽ phá hủy văn hóa truyền thống. Người mẹ trong sự bồi hồi giữa bản thân với người đàn bà và ngay cả người cha “thực vật” trong “Toàn gia phúc” hay hình tượng Lý Tụng Quốc và một nhóm người trong “ Tường thế hỉ nhân” thì gia đình dưới ngòi bút của “nhà văn thế hệ mới” là chịu sự khốn quẫn tinh thần khi “thiếu vắng người cha”. Hoàn cảnh trưởng thành của con trong gia đình là thời kỳ phá nát của “văn hóa tiền dụ”. Cái gọi là “văn hóa tiền dụ” là “sự học tập của hậu bối đối với các bậc tiền bối”, mọi người thông qua tấm gương đạo đức và lối sống mẫu mực của các bậc tiền bối để con cái học tập và noi theo. Phần lớn cha mẹ của “nhà văn thế hệ mới” đã trải qua tinh thần văn hóa như thế. Một mặt do gia đình kiểu mới xây dựng hạt nhân gia đình “văn hóa tiền dụ” trên thực chất là ở vị trí của con người quyết đinh. Đối với góc độ giới tính mô hình gia đình kiểu mới còn ở giai đoạn thăm dò, không trở thành thói quen. “Thu lợi lớn nhất của chế độ phụ quyền ở chỗ vì góc độ giới tính mà đề ra một loại mô hình, làm cho họ rơi vào sự xung đột và khốn quẫn của việc chọn lựa cá thể, để được một loại “an toàn cảm” (Trịnh Dã Phụ - Đại giới luận - Tam liên thư điếm,2005). Theo mô hình đại truyền thống gia đình giải thể chế độ phụ quyền cũng giải thể. Hình tượng cha mẹ mà “nhà văn thế hệ mới” miêu tả tất nhiên sẽ rơi vào trong xung đột và khốn quẫn của việc chọn lựa cá thể. Họ không có cách nào khác là sáng tạo hình tượng cha mẹ hoàn chỉnh tạo ra kinh nghiệm cuộc sống gia đình để họ bước vào thế giới trưởng thành. Trên thực tế hạt nhân gia đình do cha mẹ và các con tuổi ấu thơ tạo thành là một đoàn thể xã hội linh hoạt và tự do cao độ. Trạng thái này đại bộ phận cư dân hoặc mỗi người đều phải học phương thức sống mới. Chính vì vậy cha mẹ trong tiểu thuyết của “nhà văn thế hệ mới” khó chỉ bảo, giáo dục, hướng dẫn cho con theo điều hay lẽ phải trên bước đường đời. Một nguyên nhân cũng cần nói đến, đó là sự thay đổi quá nhanh của văn hóa, chính trị và xã hội Trung Quốc cuối những năm 70, đầu nhưng năm 80 khi vừa chấm dứt cuộc “cách mạng văn hóa” và bước vào thời kỳ chấn hưng đất nước.

Sự biến đổi này tác động không nhỏ đến mọi gia đình và ở mỗi con người nhất là ở giới trẻ. Đó là cũng là những năm tháng Trung Quốc vừa thoát khỏi sự trói buộc tư tưởng ý thức hệ, mọi người dần dần hướng tới dục vọng và thân thể của mình. Cha mẹ của “nhà văn thế hệ mới” lớp người đang bị sự tác động của trào lưu giải phóng thân thể và vật chất, thêm vào đó là hạt nhân gia đình mà lâu nay họ tạo dựng thiếu mất truyền thống của sự kế thừa văn hóa. Văn hóa gia đình bị tổn thương và cuối cùng là dẫn đến lớp người như “nhà văn thế hệ mới” miêu tả. Phần lớn thời thiếu niên của họ là thông qua gia đình, tiếp thu trào lưu xã hội và thời đại với sự phá vỡ hạt nhân gia đình nay. đó là một loại gia đình bị tác động dữ dội do điều kiện khách quan tạo nên..

Đối với con trong quá trình trưởng thành hình tượng cha mẹ thiếu gương mẫu sẽ làm cho kýức của họ sẽ không hoàn chỉnh. Từ Thiết, người anh cả của nhân vật “tôi” trong tác phẩm “Toàn gia phúc” từ chỗ miệt thị cha vợ, sau đó lại đi nhờ ông ta giúp đỡ chứng tỏ mất sự tôn nghiêm, kính trọng đối với đàn ông, để rồi anh ta trở thành “phục chế phẩm” của người cha mất hết khả năng. Chị cả và chị hai là “phân hóa vật” của mẹ. Chị cả thân thể khỏe mạnh giống mẹ, cô ta khi lên trung học thì bỏ nhà ra đi làm người mẫu để kiếm sống. Chị hai có dáng vẻ diêm dúa, lòe loẹt của mẹ nên quyến rũ được đàn ông để thỏa mãn dục tình. Cả hai người chị đều dùng những thủ đoạn sống hoàn toàn đối lập. Chị cả lúc nào cũng mang theo “con dao nhỏ” bên mình như để “cắt ái tình và dục vọng”. Chị hai thì thích sưu tập các loại thuốc, tượng trưng cho sự phóng túng và thèm khát dục vọng. Trong gia đình có người cha, người mẹ và những người chị như thế thì con cái làm sao trở thành người tử tế và lương thiện? Hình ảnh những “người cha”, “người mẹ”, “đàn ông” và “đàn bà” đó là nguyên nhân phá vỡ hạt nhân gia đình và tạo nên “ký ức đau buồn” cho “nhà văn thế hệ mới”. Hình tượng hai người chị, một người là “con dao nhỏ”, một người thích sưu tầm “viên thuốc” là sự “biến dị” của người cha và người mẹ. Tuy mức độ khác nhau nhưng họ đều tượng trưng cho ái tình và dục vọng, làm cho họ nhanh chóng đi vào con đường tình dục, lầm lẫn đam mê trong khoái lạc cá nhân, chỉ biết dựa vào đàn ông và lợi dụng họ. Đàn ông đối với chị hai chẳng khác nào “viên thuốc” khi cần thì lấy ra sử dụng. Chị cả “con dao nhỏ” tượng trưng cho bản năng với khát vọng và quan hệ nhân luân. Chị ta cũng là hình ảnh của người đàn bà “thất phạm” (mất tính gương mẫu) và chị hai cũng thế. Họ sẽ khó trở thành người bồi dưỡng nhân cách cho các em và con cái họ sau này.

Trong hạt nhân gia đình sự “khuyết tịch” của người cha và sự “thất phạm” của người mẹ cũng như sự không lương thiện của anh chị em sẽ gây nên sự đổ vỡ lớn cho gia đình, nhất là sự giáo dục con cái đang tuổi ấu thơ và ngay cả khi “thành nhân”. Cách nhìn của tác giả “Toàn gia phúc” và các “nhà văn thế hệ mới” là khách quan, chân thực và hợp lý. Đã đến lúc nhà văn không chỉ nói đến “cái vĩ mô”, “hiện thực xã hội” mà cần phải quan tâm đến “Hạt nhân gia đình” mà “ký ức gia đình” là cách sáng tác tốt nhất. Ngữ cảnh văn hóa mà “nhà văn thế hệ mới” đối mặt vô cùng phức tạp. Một mặt họ phải cố giữ giáo lý của văn hóa truyền thống và nhân luân thân tình vẫn là cái mà họ không thể từ bỏ. Mặt khác, ngữ cảnh sinh tồn của họ bị sự bào mòn của văn hóa phương Tây. Họ không có được sự hồn nhiên của thời tuổi trẻ “hậu những năm 80” mà chỉ có thể ngắm nhìn giấc mộng lấp lánh sắc màu bay bồng bềnh trên bầu trời. Đối mặt với giá trị truyền thống ngày càng xa cách với hiện thực đời sống, màu sắc của dục vọng hóa xóa mòn và thẩm thấu vào mỗi góc nhìn của họ. Đối mặt với hiện thực khắc nghiệt nhà văn rất mất tinh thần và sự tự tin. Theo báo cáo điều tra của chuyên gia phòng Nghiên cứu gia đình ly hôn thuộc Viện xã hội Trung Quốc, từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước trở lại tỷ lệ ly hôn ở Trung Quốc ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ rất cao so với thế giới. Người ly hôn ở tuổi trên dưới 40 rất nhiều. Ví dụ như năm 2006 ở khu Vũ Lăng thuộc thành phố Trùng Khánh (tỉnh Tứ xuyên) số người li hôn là 200 người. Người ở độ tuổi từ 31-40 là 118 người, chiếm tỷ lệ 59%. Con số này nói lên điều gì? Nói sự lên nhức nhối của xã hội là vì sao một đất nước phương Đông có truyền thống văn hóa Nho giao hàng nghìn năm, sau hơn nửa thế kỷ đi theo chế độ CNXH, có sự giáo dục của ý thức hệ “công nông”, “vô sản” và “xã hội chủ nghĩa” mà hạt nhân gia đình ngày cành bị phá vỡ. Điều này cảm thấy rất sâu sắc khi đọc lại “ký ức gia đình” của nhà văn Trung Quốc “thế hệ mới”

(Bài viết có tham khảo bài của Hàn Mẫn - Đại học sư phạm Tây Nam - Trung Quốc)

Tác giả: Hồ Sĩ Hiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây