14:18 16/12/2013
(Tác phẩm vào vòng chung khảo Cuộc thi Bút ký văn học ĐBSCL 2013)
Buổi sáng chủ nhật 2-9-1972. Hai người đàn ông vận quân phục quốc gia rời khỏi căn nhà ở Lộ 2. Chủ căn nhà này là bác sui của một người - tên Bảy Phước, đồng thời là mẹ của người kia - tên Vũ. Theo kế hoạch, hai người sẽ đến một quán cà phê trên đường Đồng Khởi bên hông chợ Sóc Trăng để gặp một người phụ nữ...
14:13 16/12/2013
(Tác phẩm vào vòng chung khảo Cuộc thi Bút ký văn học ĐBSCL 2013)
Tổng Biên tập báo Ấp Bắc Nguyễn Thị Bạch Vân (Chín Vân) điện thoại gọi tôi lên trực tiếp giao nhiệm vụ. Linh tính mách bảo với tôi rằng, chắc chắn là một vụ có vấn đề mang tính nghiêm trọng và hóc búa.
14:10 16/12/2013
(Tác phẩm vào vòng chung khảo Cuộc thi Bút ký văn học ĐBSCL 2013)
Chuyện ấy chỉ có giáo sư Lý Chánh Trung và tôi biết cụ thể hay kể nhau nghe và rất tâm đắc. Nay giáo sư đã lớn tuổi, sức khỏe kém, đi đứng khó khăn, trí nhớ hạn chế. Chuyện mới đó mà trên 20 năm rồi. Thời gian như thước đo, chốt lại cái gì đáng nhớ, cái gì lặng lẽ như dòng nước trôi đi. Gẫm lại, tôi thấy cần phải ghi mấy dòng tâm sự nầy nếu không tôi thấy như có phần thiếu sót.
14:04 16/12/2013
(Tác phẩm vào vòng chung khảo Cuộc thi Bút ký văn học ĐBSCL 2013)
Hơn 10 năm kể từ ngày nghe tin soạn giả Trọng Nguyễn ngã bệnh tôi mới được gặp lại anh vào tháng 5 năm 2013 tại nhà riêng ở đường Hòa Bình TP.Bạc Liêu, anh đang sống với người con trai út, hiện là chủ cửa hàng áo cưới và ảnh cưới. Cái nhìn đầu tiên tôi bỗng thấy nhoi nhói trong lòng, một Trọng Nguyễn rắn rỏi, vui tính ngày nào giờ trở thành ông lão hom hem bởi hơn 10 năm qua anh phải chống chọi với di chứng tai biến mạch máu não. Bệnh tật làm anh khó khăn trong việc đi lại nhưng tinh thần vẫn lạc quan, trí nhớ gần như nguyên vẹn đặc biệt là những dòng tư duy vẫn còn nhạy bén khi được khơi nguồn...
14:00 16/12/2013
(Tác phẩm vào vòng chung khảo Cuộc thi Bút ký văn học ĐBSCL 2013)
Tôi tình cờ ghé vô quán cà phê nhỏ ở khu vực Trường Hòa, phường Trường Lạc, huyện Ô Môn vào một buổi chiều, nhấp vài hớp cà phê tôi bỗng nghe văng vẳng tiếng đờn phát ra từ ngôi nhà bên kia mé mương. Dầu khoảng cách không gần lắm nhưng tai tôi nghe rõ mồn một từ âm điệu luyến láy não nùng của bài Dạ cổ hoài lang.
13:54 16/12/2013
(Tác phẩm vào vòng chung khảo Cuộc thi Bút ký văn học ĐBSCL 2013)
Chúng tôi về Đông Bình, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ trong cái nóng hầm hập tháng tư. Đây là xã văn hóa, xã anh hùng LLVTND, xã “3 không” (không mại dâm, không ma túy, không tội phạm), và là địa phương có rất nhiều khó khăn nhưng đã có bước chuyển mình rất lạ thường sau mười năm đổi mới.
13:46 16/12/2013
(Tác phẩm vào vòng chung khảo Cuộc thi Bút ký văn học ĐBSCL 2013)
Xe chúng tôi chạy bon bon trên con đường nhựa từ Quốc lộ 1A rẽ vào xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long tiến dần về khu di tích lịch sử cách mạng Cái Ngang. Hai bên đường xanh mát bóng tràm xen lẫn những rừng tre cao ngút ngàn. Trong gió, trong mây của vùng đất thiêng một thời bom đạn nầy như đang phảng phất đâu đây hào khí oai linh dấu xưa còn lưu giữ lại rất lạ thường.
13:43 16/12/2013
(Tác phẩm vào vòng chung khảo Cuộc thi Bút ký văn học ĐBSCL 2013)
“... Từ một nông dân thuộc hộ nghèo, bằng nghị lực và tinh thần không cam chịu, Ông đã xây dựng một cơ sở có uy tín, khẳng định thương hiệu đối với thị trường, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương. Sự phát triển của cơ sở tạo điều kiện giải quyết đầu ra cho vùng chuyên canh ớt huyện Thanh Bình, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, tạo mối gắn kết bền vững giữa người sản xuất và người tiêu thụ.
13:39 16/12/2013
(Tác phẩm vào vòng chung khảo Cuộc thi Bút ký văn học ĐBSCL 2013)
Tôi thường nghĩ, rất có thể ai đó sẽ chẳng tán đồng, nhưng dù sao, tôi vẫn cứ tin rằng đôi khi những sự cố, sự kiện đáng nhớ trong đời lại có khởi nguồn hoặc đến với chúng ta một cách hết sức tự nhiên.
13:36 16/12/2013
(Tác phẩm vào vòng chung khảo Cuộc thi Bút ký văn học ĐBSCL 2013)
Cuối năm 1969, trên địa bàn huyện Cái Nhum, cách mạng rơi vào thoái trào. Tiểu khu Vĩnh Long tuyên bố đã bình định xong quận Minh Đức (tên chính quyền Sài Gòn gọi huyện Cái Nhum). Đồn lính đóng dày đặc theo sông rạch, theo các tuyến lộ, một đồn mẹ, ba bốn đồn con. Hàng ngày chi khu Minh Đức tiếp tục hành quân càn quét, tô dày thêm đồn bót, cả những nơi không có giá trị gì về chiến thuật. Vườn cây bị phát hoang trống trãi, đồn này nhìn thấu đến đồn kia. Binh lính hành quân xách theo chỉa xôm hầm. Toàn huyện không còn ấp nào giải phóng, các lõm căn cứ của cách mạng trước đây bị binh lính hành quân chà đi xát lại.