Đời sống văn học

Vì sao giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội được dư luận chú ý?

Vì sao giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội được dư luận chú ý?

  •   21/12/2013 01:45:04 AM
  •   Đã xem: 9463
  •   Phản hồi: 0

Điểm cộng chuyên môn

Trong khi nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật khác quá chú trọng đến công tác “mặt trận”, ngoại giao, thì giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Hà Nội lại chọn ngả đường tới chuyên môn, và coi đó như điều kiện đảm bảo chất lượng, uy tín, thương hiệu của giải thưởng này. Theo tôi đó là điểm mấu chốt. Từ trước đến nay, không ít giải thưởng văn học thể hiện tính chất nhóm lợi ích, sự chi phối (bằng cách này hay cách khác). Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội, hẳn là không đứng ngoài những tác động đó, nhưng phần nào đã vượt lên để làm đúng bổn phận, trách nhiệm của mình là thiên về những đóng góp, những cống hiến, những giá trị khoa học và văn chương. Việc có một số người phản đối giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội, xét cho cùng, không phải vì chất lượng của tác phẩm được chọn trao giải, mà vì bởi sự nhạy cảm về lý lịch nhân thân, quá khứ hoặc vì sự hoạt động xã hội - phản biện đương thời của một số nhân vật nào đó.

Chiều tiễn đưa nhà thơ Lò Ngân Sủn

Chiều tiễn đưa nhà thơ Lò Ngân Sủn

  •   21/12/2013 01:51:03 AM
  •   Đã xem: 7549
  •   Phản hồi: 0
Tôi gặp anh Lò Ngân Sủn lần đầu khi anh làm còn công tác ở Hội Văn nghệ Lào Cai, anh đưa tôi đến thăm nhà anh ở phố Hoàng Liên của thành phố Lào Cai. Lúc ấy anh mời tôi lên giảng bài và đọc sáng tác của trại sáng tác văn học tỉnh. Anh làm công chức mẫn cán, còn vợ anh là chị Vựng sáng sáng bán bánh cuốn tại nhà. Cuộc sống của vợ chồng anh khá bình dị và đạm bạc. Sau này anh thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, rồi trong một lần đại hội, anh được bầu vào ban chấp hành hội, được cử làm trưởng ban kiểm tra. Do ban chấp hành khóa đó ít người không kham nổi hết việc. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khi đó làm Tổng thư ký Hội lại kiêm nhiệm nên đã điều anh Lò Ngân Sủn về Hà Nội làm trường trực cơ quan của Hội.
Tọa đàm "Quyển sách thay đổi cuộc đời"

Tọa đàm "Quyển sách thay đổi cuộc đời"

  •   21/12/2013 01:56:18 AM
  •   Đã xem: 8625
  •   Phản hồi: 0
Trong lúc bạn bè ngược xuôi buôn bán thì ông lại dành toàn bộ tiền có được để mua tới 200 cuốn sách về nhà nghiền ngẫm. Nhạc sĩ Trần Tiến cho rằng giới trẻ ngày nay đang có xu hướng thích lướt Facebook hơn là đọc sách.
Trung tâm quyền tác giả một năm chỉ thu được 15 triệu đồng

Trung tâm quyền tác giả một năm chỉ thu được 15 triệu đồng

  •   21/12/2013 01:45:07 AM
  •   Đã xem: 6839
  •   Phản hồi: 0
Trong khi vi phạm tác quyền luôn là vấn đề nhức nhối, thì Trung tâm bảo hộ quyền tác giả lại hoạt động kém hiệu quả.
"Thần đồng văn học Nga" tặng quà cho người khiếm thị VN

"Thần đồng văn học Nga" tặng quà cho người khiếm thị VN

  •   21/12/2013 01:55:51 AM
  •   Đã xem: 7252
  •   Phản hồi: 0
Tác giả tiểu thuyết viết về chó dẫn đường cho người mù ở Nga mua 6 bộ máy tính chuyên dụng dành tặng độc giả khiếm thị ở TP HCM.
Trung tâm nghiên cứu văn học hàng đầu của Việt Nam

Trung tâm nghiên cứu văn học hàng đầu của Việt Nam

  •   04/12/2013 12:28:07 AM
  •   Đã xem: 2903
  •   Phản hồi: 0
Sáng 28/11/2013, tại Hội trường 3D, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 60 thành lập Viện Văn học.
Khi văn chương "mắc cạn" nơi người đọc

Khi văn chương "mắc cạn" nơi người đọc

  •   27/11/2013 08:14:34 PM
  •   Đã xem: 2992
  •   Phản hồi: 0
Chắc hẳn, mỗi khi hạ bút cho dấu chấm cuối cùng - khai sinh tác phẩm nghệ thuật của mình - các nhà văn đã nghĩ đến những điều thiêng thiêng và nghiêm túc lắm. Nào là từ bến bờ này sẽ “hạ thủy” một “ý thức nghệ thuật mang tinh thần đối thoại”; nào là “mã nghệ thuật” (M. Markov); nào là trao sinh mệnh tác phẩm cho “người đồng sáng tạo” (M.B. Khrachenco)… nhưng kì thực, văn chương đang gặp phải những lần “mắc cạn” rất trớ trêu trước khi ra được với biển lớn là kho tàng văn chương nhân loại.
Văn học mạng - một hiện tượng đáng chú ý của thế kỉ XXI

Văn học mạng - một hiện tượng đáng chú ý của thế kỉ XXI

  •   27/11/2013 08:16:43 PM
  •   Đã xem: 2889
  •   Phản hồi: 0
Năm 2012, Đặng Thân tổ chức buổi trình diễn được gọi là đa thoại về một tiểu thuyết mạng, vừa được in ấn (2011) theo hình thức truyền thống: 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần]. Buổi trình diễn đó được báo chí giới thiệu là "một cuộc chơi văn chương mới chưa từng có trên thế giới”, và bản thân tác phẩm cũng được một số nhà nghiên cứu đánh giá cao như một “bước ngoặt quan trọng bậc nhất về lối viết” trong nền văn học Việt Nam đương đại, một bước ngoặt của văn học hậu hiện đại, một điển hình của văn học hậu đổi mới. Sự kiện này được quảng bá rộng rãi, gây chú ý dư luận. Có lẽ, chưa bao giờ văn học mạng, một nhà văn mạng (hầu hết các tác phẩm của tác giả được xuất bản trên mạng trước khi in giấy) được đề cao như thế ở Việt Nam.
Nhà văn và bẫy giải thưởng

Nhà văn và bẫy giải thưởng

  •   27/11/2013 08:13:31 PM
  •   Đã xem: 2654
  •   Phản hồi: 0
Không phải tự nhiên mà lời từ chối giải thưởng của nhà văn John le Carré lại được dư luận quan tâm đến vậy. Trước những thắc mắc đến kinh ngạc hay khó hiểu, ông điềm nhiên cho rằng: “Tôi vô cùng hãnh diện khi được lọt vào danh sách rút gọn của giải Man Booker International. Tuy nhiên, tôi xin được rút tên khỏi nó vì không muốn tranh đua gì ở các giải văn chương”. Nhìn lại lịch sử văn chương và những lần vinh danh các tài năng thì chuyện từ chối các giải thưởng đỉnh cao như: Erik Axel Karlfeldt (xin rút khỏi đề cử Nobel 1912); Boris Leonidovich Pasternak (từ chối giải trong mười năm liền); Jean-Paul Sartre (từ chối nhận giải Nobel 1964)… đã thành một cách hành xử văn chương không mới. Tuy nhiên, đánh giá về quyết định đó và nhìn nhận sự “tự thức” này như thế nào thì lại là cả một vấn đề rất đáng để bàn luận.

Các tin khác


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây