Thời đại học, thích nhất môn Công pháp quốc tế, không chỉ cái tên nghe sang sang mà vì môn học rất đậm mùi địa lý, ngành khoa học mà tôi si mê từ tiểu học.
1. Nông trường chiều nào cũng hiu hắt buồn. Chị bếp lom khom ngoài lu nước vo gạo cho buổi cơm tối, đống bát đựng mủ đang lên rêu vì những cơn mưa núi dai dẳng.
(Tham luận tại Hội nghị Những người viết văn trẻ TP.HCM lần 3)
Hiện nay, trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, thì thế hệ 7X, nhất là thế hệ 8X được xem là đội ngũ lao động và sáng tạo chủ đạo, tiên phong nhất. Và đời sống văn học cũng nằm trong bối cảnh chung đó. Thực tế cho thấy, các cây bút 7X, 8X với sự đam mê, nỗ lực của bản thân cùng sự tiếp nối các thế hệ viết văn đi trước đang dần kiến tạo nên một diện mạo mới của nền văn học trẻ nước nhà.
Suốt mấy năm đại học, ba chưa bao giờ gọi điện cho tôi. Vậy mà một tối tự ba bấm số gọi vào di động của tôi, ba bảo làng mình có một con đường, người trong làng tự làm để đi ra giồng (quả đồi sau bưng điền) để đi chôn người chết. Con đường đó là mồ hôi, là tiền của cả làng, là sức mạnh...
Ngày đến T, tôi vác balô đi theo người dẫn đường vào sâu trong bản. Những bông hoa cúc quỳ đã nở. Một cảm giác rõ nét về một vùng đất thoang thoảng mùi hương. Cậu bé người Thái không rời mắt khỏi tôi vì e rằng tôi sẽ bị lạc.
1.
Nhựt 25 tuổi. Là nam. Tốt nghiệp đại học Bách Khoa. Cao 173. Nặng 65 kg. TOEIC 315 điểm. Không dị tật bẩm sinh. Tay không cán giá. Từng là dân bách khoa nhưng không cận thị. Sức nhai 92%. Không răng giả. Không ma túy. Không HIV. Không bệnh truyền nhiễm. Đẹp trai. Nụ cười tự nhiên. Dư sức trở thành một thành viên của tổ lái hãng hàng không V.A.
V. nằm dưới một quả núi. Trên đỉnh núi có một cái cây, nhìn xa xa trông giống chiếc vòng luân hồi trong Phật giáo. Mỗi ngày đi ngang thị trấn, tôi ước một ngày mình leo lên đến đỉnh núi, dựa lưng vào cái cây, và nhìn xuống V. Nhưng chẳng có một con đường nào dẫn lên đỉnh núi.