Sự thực thì ông lớn Google không xấc xược một cách thiếu chuyên nghiệp như thế và vụ việc cũng không phức tạp đến mức phải thành lập một tổ chức về quyền sao chép hay cấp một giấy phép mở quản lý các tác phẩm phi hư cấu cho Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam mới có thể giải quyết được.
Đầu đuôi câu chuyện là thế này: Năm 2004, Google đã thoả thuận với một số thư viện để tiến hành số hoá sách cho trang web Tìm kiếm sách (book search). Sau đó, một số tác giả và NXB đã khiếu kiện Google vi phạm tác quyền vì số hoá sách mà không xin phép. Google đã tranh luận rằng việc số hoá các cuốn sách và hiển thị các mẩu thông tin hoặc vài dòng trong cuốn sách là được phép theo quy tắc luật tác quyền Hoa Kỳ về việc “sử dụng chính đáng”.
Vụ khiếu kiện kéo dài từ năm 2005 tới nay và thay vì giải quyết tranh chấp pháp lý tốn kém nhiều thời gian lẫn chi phí, cả hai bên đã thương thảo một Thoả thuận thu xếp vào tháng 10-2008. Nghĩa là việc thương lượng tác quyền mà các tác giả Việt Nam vừa mới biết không phải là chuyện “đi đêm” của riêng ông Google để loại bớt “địch thủ”, mà là chuyên công khai của cả bị đơn lẫn nguyên đơn - chính là Liên đoàn quốc tế các tổ chức quản lý tập thể quyền sao chép (IFRRO).
Và phiên toà diễn ra vào ngày 7-10-2009 không phải là phiên toà xử Google mà là “Phiên toà Công bằng” nhằm xem xét xem Thoả thuận thu xếp có công bằng, thích đáng và hợp lý hay không. Trong đó, dĩ nhiên, mức phí bản quyền mà Google thương lượng sẽ trả cho các chủ tác quyền là một vấn đề được bàn đến.
Cũng cần minh oan cho Google rằng, số tiền 60USD/tác phẩm gốc không phải là Google quy định và đổ đồng cho tất cả các sách và phụ trang được số hoá, mà chỉ là mức tối thiểu Google sẽ đền bù. Ngoài ra không có mức đền bù tối đa. Còn số tiền thực tế là bao nhiêu lại do chính các chủ tác quyền đề nghị vào đơn yêu cầu sau khi đã đồng ý tham gia Thoả thuận thu xếp.
Hạn 30-9-2009 chỉ là hạn cuối cùng để các tác giả và NXB ký tên tham gia hay không tham gia vào Thoả thuận thu xếp và đưa ra những yêu cầu cũng như phản đối của mình đối với các điều khoản của Thoả thuận thu xếp. Đó hoàn toàn không phải là hạn cuối cùng để các chủ tác quyền đòi quyền lợi như cách hiểu của dư luận gần đây.
Ngay cả khi các chủ tác quyền không làm gì hết, họ vẫn nghiễm nhiên có mặt trong Thỏa thuận thu xếp. Và có tới 5 năm sau đó để các chủ tác quyền đệ đơn yêu cầu Google trả tiền tác quyền cho họ. Hơn thế nữa, cũng chẳng có chuyện Google sẽ gỡ bỏ những trang sách đã số hoá nếu các chủ tác quyền từ chối tham gia Thoả thuận thu xếp, trừ khi có yêu cầu đề nghị gỡ bỏ. (Google đâu có dại dột mà làm việc đó để mất doanh thu). Thậm chí, các chủ tác quyền vừa có thể đòi hỏi quyền lợi vừa có thể yêu cầu gỡ bỏ sách của họ xuống.
Các tác giả và NXB Việt
Những ngày qua, các tác giả Việt
Đa số nghĩ rằng, đồng ý tham gia tức là đồng ý với mọi điều kiện Google đưa ra trong Thoả thuận thu xếp. Trên thực tế, trong mẫu đơn tham gia có cả những mục để tác giả chọn là phản đối hay đồng tình với các điều khoản, đồng thời đưa ra yêu cầu của mình.
Vậy các chủ tác quyền Việt
Một là không làm gì cả và tự động nằm trong Thoả thuận thu xếp, cứ thế hưởng các quyền lợi của Thoả thuận thu xếp, nhưng không phải là những lợi ích tối đa do không có yêu cầu.
Hai là đồng ý tham gia thoả thuận thu xếp và đưa ra các yêu cầu cụ thể lẫn phản đối để hưởng các lợi ích tối đa.
Thứ ba là ký tên không tham gia Thoả thuận thu xếp và giữ nguyên các quyền lợi pháp lý của mình như sẽ kiện Google trong một vụ khác chẳng hạn.
Với hai cách dưới thì các chủ tác quyền nên vào tranghttp://www.googlebooksettlement.com chọn mục Tiếng Việt để đọc và làm theo hướng dẫn.
Uỷ thác tác quyền cho một tổ chức nào đó thực hiện thoả thuận này sẽ có lợi cho những ai không có điều kiện vào mạng. Nhưng đồng thời cũng khiến các chủ tác quyền không thể đưa ra những yêu cầu cụ thể chi tiết (như số tiền bồi thường cho mỗi tác phẩm khác nhau, yêu cầu gỡ bỏ hiển thị với tác phẩm nào đó...). Từ đó không thể được hưởng lợi ích tối đa.
Tóm lại, để đòi quyền lợi chính đáng từ ông lớn Google không có gì quá phức tạp cả, cũng chẳng đáng lùm xùm bàn cãi như thời gian qua. Các chủ tác quyền chỉ việc truy cập vào trang web quản trị Thoả thuận thu xếp tại địa chỉ trên là có câu trả lời. Họ còn có cả một trang gần 100 câu hỏi thường gặp để giải quyết thắc mắc cho các tác giả.
Ở Việt
Tác giả: TƯƠNG NHƯ
Nguồn tin: Văn học quê nhà
Ý kiến bạn đọc