Ngày hội của “thơ già”
Từ rất sớm, hàng ngàn khách yêu thơ đã nô nức đến Văn Miếu - Quốc tử giám để được tận mắt chứng kiến ngày thơ một năm chỉ có một lần.
Đúng với những gì mà BTC “cam kết” (Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam: Ngày thơ Việt Nam năm nay sẽ tổ chức công phu với qui mô hoành tráng, rộng lớn và sẽ là một "đại lễ hội thơ ca!), thi khách đã được chứng kiến một ngày lễ hội thực sự văn hóa.
Dàn nhạc trống của Ngày hội Thơ Việt Nam lần thứ VIII - Ảnh: Phùng Anh Tuấn |
Ngay từ 8h30 sáng, các nghi thức trang trọng nhất đã được tiến hành. Sân khấu chính dành cho “thơ già” là nơi nghênh rước Chiếu Dời đô của vua Lý Công Uẩn, cùng với các chương trình biểu diễn văn nghệ công phu của các đoàn diễn viên chuyên nghiệp.
Rước "Chiếu Dời đô" của vua Lý Công Uẩn. - Ảnh: Phùng Anh Tuấn |
“Vườn thơ Trăm miền” với những cây thơ đại diện cho các tỉnh thành trong cả nước gồm các lô – gô về các nhà thơ tiêu biểu cho mỗi vùng miền đất nước, được bày trang trọng bao gồm một đoạn trích vắn về thân thế, sự nghiệp kèm theo một bài thơ/ đoạn thơ nổi bật của tác giả.
Dân ca ba miền lần đầu tiên cũng có mặt trong “Vườn thơ đất nước”. Tiếp theo “Vườn thơ Trăm miền”, triển lãm thơ trên gốm – sứ, một sáng tạo mới mẻ và kỳ công của BTC.
Không giống buổi chiều 27/2, ngày hôm nay, các tác phẩm gốm - sứ đề trước tác thơ của các tác giả, đã được đặt trang trọng trên các kệ gỗ, hoặc xếp ngăn nắp theo khu vực, kèm theo một người đứng “bảo vệ” và hướng dẫn cho khách thưởng lãm.
Sân “Thơ già” năm nay, không chỉ có các tiết mục đọc thơ của các nhà thơ Việt Nam. Một nữ thi sỹ đến từ nước Mỹ trong trang phục áo dài truyền thống Việt Nam đã có mặt tại sân khấu chính của Ngày thơ Việt Nam, để chia sẻ tình yêu thơ – một ngôn ngữ chung dành cho tất cả những người có mặt.
Thi sỹ ngâm thơ. Khách thơ chăm chú lắng nghe. Bên phải sân khấu chính, ngọn đuốc thiêng được rước từ Đền Hùng đưa về, rừng rực cháy như thắp thêm nhiệt huyết, để tình yêu thơ ca không bao giờ có biên giới.
Sân thơ trẻ: Khiêm tốn nhưng mới mẻ và phong phú
Sân Thái Học sôi động trong Sự chuyển động của cảm giác bởi sân Thơ trẻ với ba nội dung: Góc thơ truyền thống, thơ trình diễn và thơ sắp đặt. Dễ nhận thấy, sức trẻ thể hiện trong những tấm poster khá bắt mắt của kiến trúc sư Nguyễn Trương Quý, gương mặt quen thuộc trong các ngày hội thơ.
Không chỉ nắm được tinh thần của năm 2010, năm Thăng Long 1000 tuổi, bằng cách sử dụng các kiểu kiến trúc đặc trưng như khu phố Pháp, khu đô thị mới, phố cổ và phố cũ, Hồ Gươm và chung cư, anh còn biết cách tôn vinh những người làm thơ trẻ khi thể hiện được nét đẹp và cá tính từng người.
Người xem tò mò trước góc thơ sắp đặt tại Sân thơ Trẻ. Ảnh: Nguyên Linh |
Ấn tượng nhất có lẽ là góc thơ sắp đặt với sự tham gia của các nhà thơ Lê Anh Hoài, Nguyễn Quỳnh Trang, Huỳnh Lê Nhật Tấn, Trần Nguyễn Anh… khi người làm thơ không chỉ sử dụng câu chữ mà còn tận dụng ưu điểm của mỹ thuật đương đại để thể hiện ý tưởng của mình. Lê Anh Hoài gây chú ý bằng bài thơ Nhu cầu đặt dưới nền chiếc xe máy có đôi cánh thiên thần đang bay trong một chiếc lồng sắt.
Lúc hứng, anh còn chui vào lồng, ôm chiếc xe. Trên đó, những câu thơ đơn lẻ được viết theo những cách khác nhau. Đây là chiếc xe máy anh vẫn hàng ngày đi làm và tất nhiên sau buổi triển lãm, nó vẫn là phương tiện đi lại của anh. Có rất nhiều những lời bình luận quanh tác phẩm của anh, người cho đó là ý tưởng thú vị, người bảo có vẻ… dở hơi.
Nhà thơ Lê Anh Hoài và tác phẩm Nhu cầu. Ảnh Thu Huyền |
Nếu tác phẩm của Lê Anh Hoài gây tò mò với khán giả khiến anh luôn phải giải thích vì sao sử dụng phương tiện quen thuộc này để nói về mâu thuẫn trong nhu cầu của mỗi người, thì tác phẩm của các tác giả khác lại thu hút người xem chụp ảnh... kỷ niệm.
Chờ "một thế kỷ" để chụp hình lưu niệm. Ảnh Nguyên Linh |
Góc thơ truyền thống và thơ trình diễn thay nhau phục vụ khán giả. Tuy nhiên, nhờ lợi thế về biểu diễn, thơ trình diễn thu hút người xem đông hơn dù chất lượng âm thanh đôi lúc không được tốt, và người xem không “lĩnh trọn” cảm giác nghe-nhìn một cách hiệu quả. Một số tác giả tự trình diễn, số khác nhờ hẳn vũ công minh họa khiến tiết mục diễn thơ gần giống diễn kịch.
Song, phải thừa nhận đây là hình thức biểu diễn thơ mới đang có tác động nhanh đến người xem, không quá xa xôi, khó hiểu, cũng không nhạt nhòa, đơn điệu. Nhưng khó tính một chút thì vẫn thấy dường như đây chỉ là mượn hình thức khác để nói một nội dung chưa mới?
Góc trình diễn của Sân thơ trẻ. |
Phóng sự ảnh về Ngày thơ Việt Nam lần thứ VIII.
Chương trình văn nghệ mở đầu buổi lễ. - Ảnh: Phùng Anh Tuấn |
Náo nức Sân thơ Trẻ. - Ảnh: Phùng Anh Tuấn |
Ngọn đuốc rước từ Đền Hùng cháy rừng rực suốt Ngày thơ VN. Ảnh: Nguyên Linh |
Hội thơ nô nức người đua chen... Ảnh: Nguyên Linh |
Cónhiều vị khách "già" trong Sân thơ Trẻ. Ảnh: Nguyên Linh |
Người thơ "quây" Thiên Quang tỉnh! Ảnh: Nguyên Linh |
Vườn thơ Trăm miền. Ảnh: Nguyên Linh |
"Ô, sao thơ "nằm" mà xe máy lại "đứng"!? Ảnh: Nguyên Linh |
Thơ bay về trời! - Ảnh: Phùng Anh Tuấn. |
Nhưng lửa yêu thơ thì ở lại. Ảnh: Nguyên Linh |
Và vẫn còn đó những hình ảnh chưa đẹp từ ý thức của người đến dự ngày hội thơ và sơ xuất trong khâu tổ chức:
Xem thơ đâu phải dễ?! Ảnh: Nguyên Linh |
Sách "quây" Ngày thơ. Ảnh: Nguyên Linh |
Đến Hội thơ để... xem tranh?! Ảnh: Nguyên Linh |
Quầy sách bày bán những cuốn chẳng liên quan gì đến thơ. Ảnh: Dương Huệ Hương |
Sản phẩm trên gốm rất cẩu thả bài thơ của Ức Trai nhưng vẫn được trưng bày. Ảnh: Dương Huệ Hương |
Hình như người ta quên in thơ trên bình gốm này. Ảnh: Dương Huệ Hương |
Hồn nhiên đạp lên cỏ để chụp hình lưu niệm. Ảnh: Dương Huệ Hương |
Ý kiến bạn đọc