Nguyên Cẩn sinh năm 1956 tại Sài Gòn, nguyên quán ở Hải Dương. Biết điều này, tôi thấy sao mà hao hao như tôi về cội nguồn xuất xứ. Tôi cũng sinh tại Sài Gòn có nguyên quán ở Nam Định. Dân Nam gốc Bắc lưu lạc thời ông cha "từ độ mang gươm đi mở cõi", thử hỏi làm sao mà không cảm được dư vị tha hương của một hài nhi, vốn sinh ra đã sặc sụa mùi cống rãnh đô thành.
Lại cũng giống tôi, Nguyên Cẩn đem mùi cống rãnh đô thành hoa lệ thổi vào những trang giấy, bắt nó phải biến thành văn chương, thành thi ca, thành biên khảo, thành ngôn từ tráng lệ, để xây nên những lâu đài chữ nghĩa. Cuốn sách mới của anh mà tôi đang cầm trên tay cũng mang hình thái ,lâu đài chữ nghĩa, đó - cuốn Bóng chữ trước đèn.
Bìa sách "Bóng chữ trước đèn". |
Sách mang danh nghĩa là nhiều tản văn ghép lại nhưng kế thừa được tinh hoa Nam Bộ của cụ Đồ Chiểu khi cụ đặt bút khởi đầu truyện thơ Lục Văn Tiên. Rằng ,Trước đèn xem chuyện Tây Minh - Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le,.
Phát hành vào tháng 1 đầu năm nay, Bóng chữ trước đèn (NXB Thanh Niên) mau chóng bán hết được 1.000 cuốn. Có lẽ một trong những điều gây chú ý của cuốn sách là nhà thơ, nhà nghiên cứu Nguyên Cẩn đã "tra đúng chiếc chìa khóa" mở cánh cửa tâm hồn của nhiều tầng lớp thập loại chúng sinh trong xã hội đương đại.
Chiếc chìa khóa ấy được chế tạo từ bí quyết gì vậy? Rất giản dị, 23 bài viết trong cuốn sách tương đương 23 thứ hợp kim với đa dạng đề tài: từ Kim Dung đến Bùi Giáng, từ Phật đến Thiền, từ chữ Tâm đến chữ Tầm, từ Tây Du Ký đến công nghệ ứng dụng trái táo Steve Jobs, từ Tomas Transtromer đến Salingger Bắt Trẻ Đồng Xanh, từ gieo nhân đến gặt quả.
Vâng, tôi phải gọi là ,từ gieo nhân đến gặt quả,. Bởi những vấn đề mà Nguyên Cẩn nêu ra trong sách đều được tác giả truy đuổi đến tận cùng gốc ngọn và được giải quyết triệt để, không úp mở, đúng phong thái một người thầy có trách nhiệm, vì anh cũng từng đứng trên bục giảng.
Giờ hãy trở lại với một trang mở ra tùy hứng trong cuốn sách. Tôi mở trang 135 có tản văn "Đuốc xưa vẫn sáng, và giật mình khi Nguyên Cẩn bàn về ngọn đuốc sống Mohamed Bouazizi, ngọn đuốc sao mà thiêng liêng và luân hồi như ngọn đuốc sống Nhất Chi Mai, cô giáo dạy trường tiểu học Tân Định của tôi tự thiêu tại Sài Gòn trước năm 1975. Những ngọn đuốc sống phản quang sự rơi rụng của các người hùng quân sự chính trị Mubarak của Ai Cập, Gaddafi của Lybia và của những ai khác nữa khi các người hùng phản bội lại cuộc cách mạng do chính họ dẫn dắt. Rõ ràng Nguyên Cẩn có cách dấn thân trong đề tài ,thế sự thăng trầm quân mạc vấn, bằng ngòi bút từng trải, linh hoạt không sợ hớ hênh.
Chuyển sang đề tài thiền học hay văn học Nguyên Cẩn lại càng uyển chuyển hơn bởi vì đó là ,ánh sáng cuối đường hầm, mà ông đang trú ẩn. Chẳng hạn để ,Tìm lối vào động Thiếu Thất trong tác phẩm Kim Dung, ông không băn khoăn như cây bút đàn anh Nguyễn Mộng Giác, không đau đớn giày vò như sư phụ Đỗ Long Vân với ,Vô Kỵ giữa chúng ta,. Nguyên Cẩn cứ thản nhiên tưng tửng phóng bút viết một bài thơ tổng kết mang tên ,Tiếu ngạo giang hồ khúc,.
Hay để thọ giáo Bùi Giáng, ông không cường điệu như nhiều nhà ,Bùi Giáng học,. Nhân danh một đứa học trò mê sách từng hạnh ngộ Bùi tiên sinh 3 lần trong đời. Ông kể chuyện chân phương như chuồn chuồn châu chấu cào cào khiến Bùi tiên sinh cảm thấy thân mật thú vị như đang ngao du hòa âm điền dã. Coi, để làm được như vậy con người phải sống như tờ giấy trắng chứ đâu phải chuyện chơi.
Cổ nhân dạy ,Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng,, Nguyên Cẩn trút hết đời vào lửa đèn vào ánh sáng để phục sinh. Ai đó tắm mình trong dòng sông Hằng dể thịt da thuần khiết thì Nguyên Cẩn cũng chọn cách tắm mình trong lửa trong bão táp. Ông dám nêu và sàng lọc ra những vấn đề nhức nhối nhất để tìm lại tiếng khóc oa oa trong sạch lúc chào đời:
,Tôi ngồi sầu rụng thành hoa
Tịnh liên chớm nở Mạn Đà La rơi,
Trước tôi đã có vài đồng nghiệp viết về Nguyên Cẩn như Tần Hoài Dạ Vũ, Chu Thụy, Tâm Nhiên, Mang Viên Long. Vài đồng nghiệp ấy viết hoặc thẩm định về những tập thơ đã in của ông. Còn tôi chọn cách giới thiệu về hành trình của một con người.
Tôi tin rằng con người mượn tà nói thiện, mượn tục nói thanh, mượn thăng trầm lịch sử nói hiền triết của Nguyên Cẩn sẽ đi hết con đường của mình.
Tác giả: Bùi Chí Vinh
Nguồn tin: VnExpress
Ý kiến bạn đọc