Tiểu sử: Hàn Mạc Tử

Thứ ba - 22/02/2011 20:26 3.518 0

Tiểu sử: Hàn Mạc Tử

Hàn Mặc Tử (1912–1940) tên thật Nguyễn Trọng Trí, tên thánh là Pierre, sinh ở làng Lệ Mỹ, huyện Đồng Lộc, Tỉnh Đồng Hới (nay là Quảng Bình) trong một gia đình công giáo nghèo, cha mất sớm. Thuở nhỏ sống và học tiểu học ở Quy Nhơn, học trung học ở Huế, sau làn ở Sở Đạc Điền, bị thôi việc vì đau ốm. 1934-1935 theo Thúc Tề vào Sài Gòn làm báo (viết báo Công luận, phụ trách trang văn báo Sài Gòn), về sau lại trở ra Quy Nhơn. 1936 bị mắc bệnh phong, phải vào nhà thương Quy Nhơn và qua đời ở đó.
Hàn Mặc Tử làm thơ sớm, 14 tuổi đã làm thơ Đường luật đăng báo với bút danh Minh Duệ Thị. 1930 đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ do một Thi xã tổ chức. Cùng Chế Lan Viên lập trường thơ Loạn, tuyên ngôn là bài Tựa cho tập "Điêu tàn" của Chế Lan Viên. Với các bút danh Phong Trần, Lệ Thanh và cuối cùng là Hàn Mặc Tử, đăng bài trên các báo Phụ nữ tân văn, Tiếng dân, Công luận, Tân thời, Đông Dương tạp chí, Người mới, Trong khuê phòng, Sài Gòn, v.v... Sinh thời Hàn Mặc Tử mới xuất bản được Gái quê (1936).

Tác phẩm: Lệ Thanh thi tập, Gái quê, Đau thương (còn gọi là Thơ điên, gồm các phần: Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng, Hồn điên), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên (gồm 2 vở kịch thơ: Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội (viết dở) và một số bài thơ lẻ), Chơi giữa mùa trăng (thơ, văn xuôi).

Thế giới thơ Hàn Mặc Tử khá phức tạp, trong khoảng hơn 10 năm Hàn Mặc Tử đi từ thơ luật Đường cổ điển qua lãng mạn đến ít nhiều tượng trưng, siêu thực. Tập "Gái quê" và một số bài trong "Đau thương" cảm xúc trong trẻo, lời thơ nhẹ nhàng, tứ thơ bình đị, tình ý nồng nàn rạo rực, nhưng càng về sau này thơ càng kinh dị, huyền bí và đượm màu sắc tôn giáo. Những đau đớn về thể xác về linh hồn để lại những dấu tích rõ rệt trong tác phẩm.

Nguồn: Từ điển văn hoá Việt Nam, NXB Văn Hoá, 1993

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Cùng một tác giả

Xem tiếp 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây