Trước thời điểm lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh lãnh đạo cao cấp diễn ra vào 10/6, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, kết quả tỷ lệ tín nhiệm của từng chức danh cần được công khai.
Theo đại biểu Huỳnh Thành, giai điệu quốc ca tuy phù hợp nhưng cần thay lời cho phù hợp với thời kỳ phát triển mới của đất nước. Cụ thể, cần thay lời "Đường vinh quang xây xác quân thù" bằng nội dung khác.
Đại biểu Huỳnh Thế Kỳ cho rằng, giữ tên nước là giữ vững niềm tin của cán bộ, công chức và nhân dân vào chế độ, vào Đảng, Nhà nước; tránh những tác động bất lợi và thậm chí xuyên tạc là đang xa rời mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội.
Kết quả đóng góp ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho thấy, nhiều người muốn trở lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng phương án này đã không được đưa ra trình Quốc hội.
“Bản chất chính thể của Việt Nam là dân chủ. Tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa cũng thể hiện bản chất này nhưng ở một dạng khác", ông Phan Trung Lý, Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp chia sẻ tại buổi họp tổ chiều 27/5.
Cử tri đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua đạt một số kết quả nhưng còn nhiều hạn chế và chưa thực hiện được mục tiêu đề ra là “ngăn chặn, đẩy lùi”.
Tổng hợp kiến nghị của cử tri TP HCM cho thấy, người dân thành phố lo lắng trước tình trạng tội phạm gia tăng. Nhiều vụ gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là phạm pháp lứa tuổi vị thành niên.
Tại kỳ họp Quốc hội khai mạc ngày 20/5, sẽ có 2 phương án tên nước là "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" và "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" sẽ được trình để các đại biểu thảo luận, cho ý kiến.
Tại kỳ họp Quốc hội khai mạc ngày 20/5, sẽ có 2 phương án về tên nước được trình để các đại biểu thảo luận, cho ý kiến. Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ sẽ không có trong danh sách lấy phiếu tín nhiệm.