Tứ linh làm bằng hành tỏi Lý Sơn

Thứ năm - 25/04/2013 00:16 962 0
Các linh vật Long, Lân, Quy, Phụng làm bằng 300 kg hành và tỏi, đặc sản của đảo Lý Sơn, đang được trưng bày tại triển lãm "Quảng Ngãi - Hoàng Sa, Trường Sa và Di sản văn hóa biển đảo".

Nhân dịp Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi triển lãm hình ảnh, tư liệu, hiện vật với chủ đề " Quảng Ngãi- Hoàng Sa, Trường Sa và Di sản văn hóa biển đảo", anh Nguyễn Tài Đạt cùng với bốn đồng nghiệp đã cất công làm bốn linh vật: Long, Lân, Quy, Phụng bằng đặc sản hành, tỏi quê hương huyện đảo Lý Sơn.

Nhân dịp Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi triển lãm hình ảnh, tư liệu, hiện vật với chủ đề "Quảng Ngãi - Hoàng Sa, Trường Sa và Di sản văn hóa biển đảo" diễn ra từ nay đến 29/4, anh Nguyễn Tài Đạt, cán bộ Trung tâm thể thao văn hóa tỉnh cùng đồng nghiệp đã làm 4 linh vật Long, Lân, Quy, Phụng bằng đặc sản hành tỏi quê hương huyện đảo Lý Sơn. Trong đó, con rồng ngẩng cao đầu nổi bật với hai sắc màu hành tím xen lẫn với tỏi trắng dài hơn 3,5 mét.

Theo dân gian, tứ linh bắt nguồn từ bốn linh thần gồm: Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Hàng năm nhân dân tổ chức lễ rước tứ linh nhằm cầu mong Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, vạn vật sinh sôi, con người hạnh phúc. Anh Đạt cho biết, tứ linh được anh cùng bốn đồng nghiệp lắp ghép tổng cộng 300 kg tỏi, hành, trong suốt hơn nửa tháng qua nhằm góp phần quảng bá đặc sản hành, tỏi cũng như đời sống tâm linh, văn hóa tín ngưỡng đậm nét văn hóa biển đảo của người dân Lý Sơn nhân dịp "Tuần Văn hóa biển đảo Quảng Ngãi 2013".

Theo dân gian, tứ linh bắt nguồn từ bốn linh thần gồm: Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Hàng năm nhân dân tổ chức lễ rước tứ linh nhằm cầu mong quốc thái dân an. Anh Đạt cho biết, tứ linh được ghép từ 300 kg hành tỏi trong hơn nửa tháng nhằm góp phần quảng bá đặc sản cũng như đời sống tâm linh, văn hóa tín ngưỡng đậm nét văn hóa biển đảo của người dân Lý Sơn đến du khách trong nước và quốc tế.

Con Lân được kết chuỗi bằng củ hành, tỏi Lý Sơn tinh tế, hài hòa tạo vẻ oai phong. Con Lân này cao 1,8 mét, dài 1,5 mét để lại ấn tượng nhiều người xem.

Con lân cao 1,8 mét và dài 1,5 mét được kết chuỗi tinh tế, hài hòa tạo vẻ oai phong.

Con Quy(Rùa) làm bằng sản phẩm hành, tỏi dài 2 mét, có mai cao hơn 80 cm.

Tương tự là con rùa (Quy) dài 2 mét và có mai cao gần 1 mét.

Con Phụng làm bằng củ hành, tỏi thế đứng ngẩng cao đầu trông hệt như thật.

"Chú Phụng" trong thế đứng ngẩng cao đầu được nhiều người cho rằng trông hệt như thật.

Trong dịp triển lãm lần này, nghệ nhân Võ Hiển Đạt ở huyện đảo Lý Sơn cũng gửi vào đất liền 5 mô hình khinh thuyền- phương tiện năm xưa Hải đội Hoàng Sa vâng mệnh triều định ra biển Đông cắm cột mốc khẳng định chủ quyền biển đảo từ nhiều thế kỷ trước.

Trong dịp triển lãm lần này, nghệ nhân Võ Hiển Đạt ở huyện đảo Lý Sơn cũng gửi vào đất liền 5 mô hình khinh thuyền, phương tiện mà Hải đội Hoàng Sa sử dụng ra biển Đông cắm cột mốc khẳng định chủ quyền biển đảo từ nhiều thế kỷ trước.

Ghe Câu di chuyển bằng buồm nhờ sức gió, từ đầu thế kỷ XVII đến XIX, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã dùng phương tiện này đưa binh phu đi tuần thú và tìm kiếm sản vật, cắm cột mốc chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Mô hình ghe câu, di chuyển bằng buồm nhờ sức gió. Từ đầu thế kỷ 17 đến 19, nhà nước phong kiến Việt Nam đã dùng phương tiện này đưa binh phu đi tuần thú và tìm kiếm sản vật, cắm cột mốc chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Ghe Bầu, phương tiện các thương thuyền sử dụng phổ biến để buôn bán, trao đổi hàng hóa trên biển từ nhiều thế kỷ trước trưng bày tại triển lãm "Quảng Ngãi- Hoàng Sa, Trường Sa và Di sản Văn hóa biển đảo".

Mô hình ghe bầu, phương tiện các thương thuyền sử dụng phổ biến để buôn bán, trao đổi hàng hóa trên biển từ nhiều thế kỷ trước cũng có mặt tại triển lãm lần này.

Tác giả: Trí Tín

Nguồn tin: VN Express

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây