Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa qua các năm

Thứ tư - 24/04/2013 08:42 996 0
Xuyên suốt nhiều thế kỷ, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được bảo tồn sống động trong lòng dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Đây là lễ thức dân gian tri ân bậc tiền nhân từng có công gìn giữ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa.

TS Nguyễn Đăng Vũ, giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Quảng Ngãi - chưa có một lễ hội nào ở Việt Nam lại vừa bi tráng vừa thành kính thiêng liêng đậm chất văn hóa biển đảo như Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn. Qua lễ hội này, mọi người gặp lại hình ảnh đội hùng binh Hoàng Sa oanh liệt và kiêu hùng từ hàng trăm năm trước. Trên những chiếc thuyền nan mỏng manh, những hùng binh Hoàng Sa đã giong buồm ra biển Đông khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch vừa quyết định công nhận lễ hội này là di sản phi vật thể Quốc gia.

Theo TS Nguyễn Đăng Vũ (Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi), chưa lễ hội nào ở Việt Nam lại vừa bi tráng vừa thành kính thiêng liêng đậm chất văn hóa biển đảo như Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn. Qua lễ hội này, mọi người gặp lại hình ảnh đội hùng binh Hoàng Sa oanh liệt và kiêu hùng từ hàng trăm năm trước. Trên những chiếc thuyền nan, các hùng binh Hoàng Sa đã giong buồm ra biển Đông đo đạc hải trình, cắm cột mốc khẳng định chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Hòa trong tiếng kèn, tiếng trống, các tộc họ rước hoa đăng trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở huyện đảo Lý Sơn năm 2008. Theo các Bộ Chính sử triều Nguyễn, đội Hoàng Sa hoạt động liên tiếp từ thế kỷ 17 đầu thời chúa Nguyễn đến giữa thế kỷ 19 sang đến thời Tây Sơn, với những cai đội nổi tiếng như Phú Nhuận hầu Võ Văn Phú, Hội Nghĩa hầu Võ Văn Khiết. Sang thời nhà Nguyễn, ngay từ thời Gia Long cũng đã sai Phạm Quang Ảnh làm Cai đội Hoàng Sa tuyển chọn các binh phu đi Hoàng Sa và cả Trường Sa đo đạc thủy trình.

Hòa trong tiếng kèn, trống, các tộc họ rước hoa đăng trong Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa năm 2008. Theo các Bộ Chính sử triều Nguyễn, đội Hoàng Sa hoạt động liên tiếp từ thế kỷ 17 đầu thời chúa Nguyễn, đến giữa thế kỷ 19 sang đến thời Tây Sơn, với những cai đội nổi tiếng như Phú Nhuận hầu Võ Văn Phú, Hội Nghĩa hầu Võ Văn Khiết. Sang thời nhà Nguyễn, ngay từ thời Gia Long đã sai Phạm Quang Ảnh làm Cai đội Hoàng Sa tuyển chọn các binh phu đi Hoàng Sa và Trường Sa dựng bia chủ quyền, lập miếu, đo đạc thủy trình, lập bản đồ...

Đã thành lệ hàng năm, vào tháng ba âm lịch, các tộc họ trên đảo tự nguyện góp tiền, lương thực, thực phẩm cùng tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa với những nghi lễ giống như trước đây tiễn Hải đội Hoàng Sa ra đi làm nhiệm vụ, gọi là lòng thành tri ân công đức tổ tiên. Chuẩn bị 2 con lợn, 11 gà trống, trong đó 5 con đặt vào mô hình khinh thuyền Hoàng Sa, gạo, muối...Nhìn vào mâm cỗ cúng là có thể gặp lại không khí của những cuộc tiễn đưa tổ tiên của họ trước khi lên đường làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa, Trường Sa năm xưa.

Đã thành lệ, hàng năm, vào tháng 3 âm lịch, các tộc họ trên đảo tự nguyện góp tiền, lương thực, thực phẩm cùng tổ chức lễ khao. Hai con lợn, 11 gà trống (5 con đặt vào mô hình khinh thuyền Hoàng Sa), gạo, muối... được chuẩn bị.

Múa bông, múa lân sư rồng, những nghi thức không thể thiếu trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn. Nghệ nhân Võ Hiển Đạt ở huyện đảo Lý Sơn cho biết, năm xưa những binh phu ra Hoàng Sa, Trường Sa làm nhiệm vụ thường mang theo lương thực, bảy sợi dây mây, bảy nẹp tre, một đôi chiếu và tấm thẻ bài được khắc tên họ, bản quán. Nếu chẳng may hy sinh trên biển, họ sẽ được đồng đội bó xác lại và thả xuống biển với hy vọng khi trôi vào đất liền, người dân sẽ biết tung tích của họ để đưa về quê hương.

Múa bông, múa lân sư rồng, những nghi thức không thể thiếu trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Nghệ nhân Võ Hiển Đạt (huyện đảo Lý Sơn) cho biết, năm xưa những binh phu ra Hoàng Sa, Trường Sa làm nhiệm vụ thường mang theo lương thực, bảy sợi dây mây, bảy nẹp tre, một đôi chiếu và tấm thẻ bài được khắc tên họ, bản quán. Nếu chẳng may hy sinh trên biển, họ sẽ được đồng đội bó xác lại và thả xuống biển với hy vọng khi trôi vào đất liền, người dân sẽ biết tung tích của họ để đưa về quê hương.

Trẻ em huyện đảo Lý Sơn rước hoa đăng trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa năm 2008.
Trẻ em huyện đảo Lý Sơn rước hoa đăng trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa năm 2009.

Lễ rước linh vị Hoàng Sa từ Âm Linh Tự về đình làng An Vĩnh trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa năm 2010 ở huyện đảo Lý Sơn. Đình làng này là nơi bàn bạc, tuyển chọn binh phu ra Hoàng Sa, Trường Sa từ nhiều thế kỷ trước.

Lễ rước linh vị Hoàng Sa từ Âm Linh Tự về đình làng An Vĩnh trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa năm 2010 ở huyện đảo Lý Sơn. Đình làng này là nơi bàn bạc, tuyển chọn binh phu ra Hoàng Sa, Trường Sa từ nhiều thế kỷ trước.

“Thầy Pháp” (trong lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa năm 2011) gọi quân binh Hải đội Hoàng Sa Hải đội Hoàng Sa về phát lương thảo, trấn an tinh thần giong buồm thẳng tiến ra Hoàng Sa, Trường Sa thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

“Thầy Pháp” (trong lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa năm 2011) ném gạo phù phép gọi quân binh Hải đội Hoàng Sa về phát lương thảo, trấn an tinh thần giong buồm thẳng tiến ra Hoàng Sa, Trường Sa thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

Hòa trong tiếng chiêng, hồi trống giục, tiếng ốc U (loại ốc biển đặc trưng ở huyện đảo Lý Sơn) vang lên từng hồi dài như tiếng kèn xung trận, thanh niên các tộc họ rước thuyền từ đình làng xuống biến- nghi thức tiễn đưa binh phu Hoàng Sa lên đường làm nhiệm vụ.

Trong tiếng chiêng, trống giục, tiếng ốc U (loại ốc biển đặc trưng ở Lý Sơn) vang lên từng hồi dài như tiếng kèn xung trận, thanh niên các tộc họ rước thuyền từ đình làng xuống biến trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa năm 2012.
Các Khinh thuyền Hoàng Sa dập dềnh trong sóng nước vang vọng bài văn tế chiến sĩ Hoàng Sa xúc động, "Biết mấy phen thề non hẹn biển, quyết một lòng chiến đấu đến cùng, xót thương thay những chiến sĩ tuân mệnh triều đình bảo vệ lãnh hải trên quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa đã xả thân vì Tổ quốc, son sắt một lòng, ngang dọc chí nam nhi, phong ba vùi dập, tuyết sương chẳng quản, mưa gió chẳng sờn..”.

Các Khinh thuyền Hoàng Sa dập dềnh trong sóng nước vang vọng bài văn tế chiến sĩ Hoàng Sa oai hùng: "Biết mấy phen thề non hẹn biển, quyết một lòng chiến đấu đến cùng, xót thương thay những chiến sĩ tuân mệnh triều đình bảo vệ lãnh hải trên quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa đã xả thân vì Tổ quốc, son sắt một lòng, ngang dọc chí nam nhi, phong ba vùi dập, tuyết sương chẳng quản, mưa gió chẳng sờn..”.

Đã thành thông lệ, mỗi dịp diễn ra lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, trai làng ở các tộc họ ở huyện đảo Lý Sơn thường nghỉ chuyến biển ở quê nhà dự lễ, tham gia hội đua thuyền
Đã thành thông lệ, mỗi dịp diễn ra lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, trai làng ở các tộc họ ở huyện đảo Lý Sơn thường nghỉ chuyến biển ở quê nhà dự lễ, tham gia hội đua thuyền "Tứ linh": Long, Lân, Quy, Phụng" tri ân Hải đội Hoàng Sa.

Trí Tín

Nguồn tin: VN Express

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây