Khu xử lý đioxin duy nhất ở Việt Nam

Thứ tư - 24/04/2013 08:12 910 0
Hơn 70.000 m3 đất nhiễm chất độc sẽ được đưa vào mố, phủ kín bê tông để nung nóng tới 225 độ C. Khí độc được lọc qua nước rồi thoát ra ngoài, trả lại đất sạch đioxin về môi trường.
Toàn cảnh khu xử lý chất độc đioxin duy nhất ở Việt Nam. Hiện khu vực này đang được tiến hành rà phá bom mìn cùng việc thương thảo ký kết dự án giữa chính phủ hai nước Mỹ - Việt Nam về khắc phục hậu quả chiến tranh. Đến tháng 8/2012, dự án chính thức bước vào các công đoạn xử lý.
Sáng 24/4, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TPCHM, Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID) và Quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam (Bộ Quốc phòng), đã cho phép các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước tiếp cận khu xử lý chất độc đioxin ở sân bay quốc tế Đà Nẵng. Đây là khu xử lý chất độc đioxin duy nhất ở Việt Nam, thuộc dự án khắc phục hậu quả chiến tranh được Chính phủ Mỹ và Việt Nam ký.
Khu vực xây mố lấp bùn và đất nhiễm đioxin nằm cạnh sân bay quốc tế Đà Nẵng đang hoạt động. Dự án được Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2011, do USAID và Bộ QUốc phòng Việt Nam cùng phối hợp thực hiện, nhằm tẩy sach đioxin, loại bỏ nguy cơ phơi nhiễm chất độc này
Khu vực xây mố lấp bùn và đất nhiễm đioxin nằm cạnh sân bay quốc tế Đà Nẵng. Dự án được Thủ tướng phê duyệt năm 2011, do USAID và Bộ Quốc phòng Việt Nam phối hợp thực hiện, nhằm tẩy sạch đioxin, loại bỏ nguy cơ phơi nhiễm chất độc này.
Dự kiến sẽ có khoảng 73.000 m3 đất, bùn nhiễm điôxin sẽ được chuyển vào mố xây dựng hình chữ nhật, cho phép đổ đất cao đến 6 mét. Sau đó đất và bùn nhiễm đioxin được lấp bê tông xử lý bằng nhiệt.
Dự kiến sẽ có khoảng 73.000 m3 đất, bùn nhiễm điôxin sẽ được chuyển vào mố xây dựng hình chữ nhật, diện tích 70x105m được xây bằng 28.000 khối bê tông, cho phép đổ đất cao đến 6 mét. Đất và bùn nhiễm đioxin sau đó sẽ được lấp bê tông xử lý bằng nhiệt.
Công nhân thi công việc bịt kín các mạch bê tông của mố xử lý. Theo lý giải của các kỹ sư tại công trình, việc lót kín các kẽ hỡ sẽ đảm bảo an toàn khi xử lý chất độc, không để chất độc bay ra ngoài gây hại đến cộng đồng xung quanh.
Công nhân đang bịt kín mạch bê tông của mố xử lý. Việc lót kín các kẽ hỡ sẽ đảm bảo an toàn, không để chất độc bay ra ngoài gây hại cho cộng đồng.
Trong đó những tấm bạt xanh dùng để che chắn đất phơi nhiễm đioxin chờ xử lý. Trên tấm bạt này được phủ một lớp hóa học để các điều kiện tự nhiên như mưa, nắng không làm bay mùi chất độc còn thấm trong đất.
Cách đó không xa, đất phơi nhiễm đioxin chờ xử lý được che tạm bằng những tấm bạt xanh. Trên tấm bạt được phủ lớp hóa chất để mưa, nắng không làm bay mùi chất độc còn thấm trong đất.
Một kỹ sư giải thích về quy trình xử lý đất, bùn nhiễm đioxin. Khi đưa đất vào mố, ngoài việc mố được lót kín bảo vệ, các lớp đất sẽ được phủ kín bê tông để nung bằng nhiệt.
Một kỹ sư giải thích về quy trình xử lý đất, bùn nhiễm đioxin. Khi đưa đất vào mố, ngoài việc mố được lót kín bảo vệ, các lớp đất sẽ được phủ kín bê tông để nung bằng nhiệt. Các thanh nhiệt hoạt động ở 750 - 800 độ C và cho phép mố được nung nóng 225 độ C.
Hệ thống khí độc sẽ được thoát ra ngoài qua ống xả kín, trả đất sạch đioxin về môi trường.
Khí độc sẽ được thoát ra ngoài qua ống xả kín, lọc qua nước trước khi thải ra ngoài, trả đất sạch đioxin về môi trường. Dự kiến trên 95% đioxin sẽ bị phân hủy nhờ quá trình xử lý nhiệt, hệ thống cũng không để đioxin bay ra ngoài. Đất sau khi được xử lý sẽ được dùng cho các mục đích công nghiệp và thương mại.
Quanh khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt để kiểm soát phương tiện đi lại.
Công trường thi công khu xử lý đioxin hiện được bảo vệ nghiêm ngặt. Sau khi đưa vào vận hành, năm 2016, bùn đất nhiễm độc ở khu vực sân bay Đà Nẵng sẽ được tẩy rửa sạch.

Tác giả: Văn Đông

Nguồn tin: VN Express

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây