Phim tết 2011: cả làng cùng vui

Thứ năm - 27/01/2011 10:33 3.083 0

Từ trái qua: Ngọc Diệp, Huy Khánh và Phi Thanh Vân trong phim Cô dâu đại chiến  - Ảnh: đoàn làm phim cung cấp

Từ trái qua: Ngọc Diệp, Huy Khánh và Phi Thanh Vân trong phim Cô dâu đại chiến - Ảnh: đoàn làm phim cung cấp

Ẩn số cuối cùng của ba phim tết năm nay là Cô dâu đại chiến vừa ra mắt báo giới tối 23-1. Tết - xét cho cùng vẫn là cơ hội vàng với các nhà làm phim thương mại Việt Nam.

Ngày tết, ai cũng thích sự vui vẻ và tin tưởng sự may mắn thường đến qua những tiếng cười. Ba bộ phim mùa tết (*) năm nay cũng không thiếu những tiếng cười "vui cả làng".

Câu chuyện hài hước

Duyên dáng Victor Vũ

Mọi sự chú ý đều đổ dồn vào buổi chiếu ra mắt Cô dâu đại chiến tối 23-1, không phải chỉ vì trailer (đoạn phim quảng cáo) hấp dẫn, cũng không hẳn bởi dàn diễn viên đẹp (đặc biệt là cặp đôi Huy Khánh và Đinh Ngọc Diệp từng ghi dấu ấn với Chuyện tình xa xứ) mà còn bởi sau nghi ánGiao lộ định mệnh, cái tên Victor Vũ (người vừa đoạt Trái cóc xanh của báo Tuổi Trẻ Cười) dường như được quan tâm hơn bao giờ hết. Nhưng ngồi vào rạp, Cô dâu đại chiến sẽ khiến khán giả nhanh chóng quên đi những chi tiết kể trên bởi phim được làm duyên dáng, hài hước và hấp dẫn. Victor Vũ đã đi theo cách làm duyên dáng của mình từ thành công được ghi nhận củaChuyện tình xa xứ. Với Cô dâu đại chiến, cái tên Victor Vũ hứa hẹn là một người làm phim thương mại vào hàng “cao thủ” trong thị trường điện ảnh Việt hiện tại và tương lai.

Thiên sứ 99 là thông điệp về tình yêu qua câu chuyện của Thiên Minh - con trai nữ thần tình yêu - bị đày xuống hạ giới tìm lại mũi tên thần với điều kiện nhận được 99 lời tỏ tình. Bóng ma học đường lại theo đuổi sự lý giải về nguồn gốc những hành vi bạo lực học đường (đề tài thời sự nóng trong năm vừa qua khi hàng loạt clip nữ sinh đánh nhau được công bố trên mạng) thông qua hình ảnh bóng ma của nhà văn chuyên viết truyện kinh dị Nam Linh (Hoài Linh) cùng các bóng ma học trò là nạn nhân của truyện Nam Linh viết ra.

là thông điệp về tình yêu qua câu chuyện của Thiên Minh - con trai nữ thần tình yêu - bị đày xuống hạ giới tìm lại mũi tên thần với điều kiện nhận được 99 lời tỏ tình. lại theo đuổi sự lý giải về nguồn gốc những hành vi bạo lực học đường (đề tài thời sự nóng trong năm vừa qua khi hàng loạt clip nữ sinh đánh nhau được công bố trên mạng) thông qua hình ảnh bóng ma của nhà văn chuyên viết truyện kinh dị Nam Linh (Hoài Linh) cùng các bóng ma học trò là nạn nhân của truyện Nam Linh viết ra.

Cô dâu đại chiến là câu chuyện hài hước của năm cô gái và một chàng lăng nhăng đã đem lại tiếng cười vui vẻ cho khán giả từ đầu đến hết phim khi chứng kiến những mưu mẹo tán gái của anh chàng Thái (Huy Khánh) cùng những cá tính khác nhau của năm cô gái - người yêu - nạn nhân - của Thái được khắc họa khá kỳ khôi.

Cả ba phim đều chiều chuộng sự chờ đợi của khán giả qua cái kết của phim. Thế nhưng, ngoại trừ cái kết logic với câu chuyện lấy được tiếng cười đến phút cuối của Cô dâu đại chiến thì cả Thiên sứ 99 và Bóng ma học đường đều có một cái kết non và hơi phô.

Khi "hot boy", "hot girl" lên màn ảnh

Mùa phim tết 2010, nhà sản xuất Phước Sang với dự án Công chúa teen và ngũ hổ tướng có lẽ chính là người biết cách hái ra tiền từ các "hot boy" và "hot girl". Ngô Kiến Huy, Chí Thiện, Noo Phước Thịnh, Yến Trang, Bảo Thy, Khổng Tú Quỳnh... đã góp phần lớn trong doanh thu bất ngờ của phim này.

Năm nay Thiên sứ 99 của Hãng phim Phước Sang lại có sự góp mặt của "hot boy" Huỳnh Anh, Ngô Kiến Huy cùng các "hot girl" Diễm My, Khổng Tú Quỳnh, Ánh Nhật... Khác với diễn xuất tiết chế khi góp mặt trong một vai phụ (dù có cảnh khá nóng) của bộ phim nghệ thuật Bi, đừng sợ; trong Thiên sứ 99, Huỳnh Anh ngoài vẻ đẹp đáng yêu của một cậu trai mới lớn thì nhân vật thiên thần Thiên Minh của cậu lại làm khán giả khá thất vọng bởi cách diễn hơi tẻ nhạt và thiếu cái duyên hài hước.

Sự thành công bất ngờ và đáng nể khi biết khai thác nguồn diễn viên từ các cô cậu mới lớn đang nổi tiếng trong giới trẻ tuổi teen hay trên mạng của Phước Sang đã khiến nhà sản xuất Galaxy cũng không thể đứng ngoài cuộc. Bóng ma học đường không bỏ qua Elly Trần - cô gái sinh năm 1993 này được cư dân mạng biết đến chủ yếu bởi những hình ảnh sexy phô bày vòng 3 một cách cố ý - đã vào vai một con ma học trò luôn theo sát uy hiếp con ma già là nhà văn Nam Linh.

Vai diễn của Elly Trần trong phim đương nhiên không bỏ qua việc khai thác yếu tố gợi cảm từ hình thể của "hot girl" này, và năng lực diễn xuất của Elly Trần cũng chưa đủ để làm tròn vai diễn. Tương tự, Wanbi Tuấn Anh không thuyết phục được khán giả không chỉ bởi ngoại hình quá "béo tốt" so với nhân vật một cậu học trò con nhà nghèo, mà còn bởi cách diễn thụ động, hời hợt như chi tiết bị đánh vào đầu, vào bụng nhưng sau đó lại lê bước đi bằng một chân...

Nhưng công bằng mà nói, dù còn nhiều khiếm khuyết trong diễn xuất; yếu tố mới mẻ, thanh tân của các cô cậu diễn viên trên phim đã làm sáng màn ảnh phim tết năm nay. Và chắc chắn các bạn trẻ, người hâm mộ họ cũng sẽ là đối tượng khán giả tiềm năng đầu tiên mà nhà sản xuất nhắm tới khi chọn họ vào phim.

Ai dám làm phim tết?

Hoàng Sơn và Hoài Linh trong phim Bóng ma học đường - Ảnh: đoàn làm phim cung cấp.

Khi được hỏi có chịu áp lực của nghi án Giao lộ định mệnh hay không vào thời điểm đang thực hiện Cô dâu đại chiến, đạo diễn Victor Vũ trả lời: "Tôi tôn trọng khán giả nhưng cũng biết yêu những gì mình làm ra. Thật sự tôi không chịu áp lực vì khi quay phim tôi rất tập trung. Tôi hài lòng với các diễn viên của mình, họ đã diễn rất tốt khi trở thành nhân vật của tôi". Nói như vậy cũng không quá chủ quan. Nhiều khán giả nhận xét Cô dâu đại chiến "dù đôi chỗ còn giống phim này phim kia của Mỹ, nhưng đây đúng là phim của Victor Vũ".

Khi được hỏi có chịu áp lực của nghi án hay không vào thời điểm đang thực hiện , đạo diễn Victor Vũ trả lời: "Tôi tôn trọng khán giả nhưng cũng biết yêu những gì mình làm ra. Thật sự tôi không chịu áp lực vì khi quay phim tôi rất tập trung. Tôi hài lòng với các diễn viên của mình, họ đã diễn rất tốt khi trở thành nhân vật của tôi". Nói như vậy cũng không quá chủ quan. Nhiều khán giả nhận xét "dù đôi chỗ còn giống phim này phim kia của Mỹ, nhưng đây đúng là phim của Victor Vũ".

Trong một lần trả lời phỏng vấn, đạo diễn Nguyễn Minh Cao (được biết đến qua các phim truyền hình dài tập nhưGia tài bác sĩ, Anh em nhà bác sĩ...) đã nói anh khá phân vân khi nhận lời nhà sản xuất Phước Sang làm phim Thiên sứ 99 bởi anh thấy phim hài không phải là sở trường của mình. Mà đúng là không phải sở trường của anh thật. Thiên sứ 99 không vui, câu chuyện gượng ép và nhạt cùng dàn diễn viên diễn chưa tốt đã khiến nhiều khán giả trẻ thất vọng. Với quá nhiều tình tiết ngây ngô, vụng về với chủ đích giáo dục rất rõ ràng, một khán giả sau khi xem phim nói đùa: "Phim có lẽ dành cho tuổi thơ hơn là tuổi trẻ".

Khi Lê Bảo Trung tuyên bố làm phim 3D đầu tiên của VN với sự hỗ trợ công nghệ của Magic Digital, đa số những người trong và ngoài nghề đều nghi ngờ bởi Nhật ký Bạch Tuyết (phim tết 2010) bị đánh giá là một phim kém thông qua chất lượng nghệ thuật cũng như doanh thu bán vé. Tuy nhiên, khi phim ra mắt báo giới ngày 20-1, ai cũng bất ngờ vì hiệu quả của kỹ xảo 3D trong Bóng ma học đường.

"Không kém phim 3D Mỹ" là nhận xét của nhiều khán giả sau buổi chiếu phim. Bóng ma học đường giữ được nhịp phim hấp dẫn đến khoảng nửa phim. Danh hài Hoài Linh đã diễn rất tốt vai bóng ma nhà văn Nam Linh, nhưng chính vai diễn này của anh cũng khiến người xem dễ dàng nhận ra các vai diễn khác bị đi "lạc" và chênh đáng kể bên cạnh mạch diễn của Hoài Linh. Lỗi đương nhiên thuộc về tay nghề đạo diễn, nhất là với nửa phim sau thì sự hoang mang của đạo diễn càng bộc lộ rõ khi phim đột nhiên nghiêm túc hẳn, lên gân với những thông điệp được phát ngôn cố ý. Tuy nhiên, là một phim VN 3D đầu tiên thì Bóng ma học đường cũng đáng để khán giả bỏ tiền mua vé đến rạp mùa phim tết 2011 này.

Mùa phim tết - mùa phim xìtin

Huỳnh Anh (giữa) trong phim Thiên sứ 99 - Ảnh: Phước Sang film

Danh mục phim chiếu tết năm nay phần nào cho thấy thị trường phim tết đang hướng thẳng vào đối tượng phục vụ là các bạn tuổi mới lớn và giới trẻ trong độ tuổi 15-25.

Sau vài mùa “chinh chiến”, các nhà sản xuất phim VN đã nhanh chóng nhận ra đây là độ tuổi yêu thích và sẵn sàng tiêu tiền, thời gian cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật giải trí nhất. Đặc biệt là với các bạn tuổi mới lớn (sau này thường được gọi là tuổi teen) thì tết là dịp thuận lợi nhất để “ra ngoài” xem phim hay tham gia các chương trình ca nhạc, kịch nghệ vì dễ xin phép cha mẹ và túi lại rủng rỉnh tiền lì xì. Trong lúc thị trường “ca nhạc teen” cạn kiệt ý tưởng mới, sân khấu kịch chưa khai thác được “chất teen” thì phim ảnh đã kịp thời đáp ứng nhu cầu hưởng thụ “văn hóa xìtin” (thông điệp dễ hiểu cùng các biểu tượng vui nhộn, xinh tươi) của giới trẻ.

Thực tế cũng cho thấy “giới teen” thường đi chơi theo nhóm. Vậy nên chỉ cần “tâm lý”, các nhà sản xuất phim sẽ mời gọi được một lượng rất đông các bạn trẻ chen kín rạp phim. Trước đối tượng “dễ dụ” đó, thay vì hướng tới đối tượng công chức trẻ và những người ở độ tuổi trưởng thành (22-40), từ năm 2009 các nhà làm phim và phát hành phim dịp tết đã chuyển hướng sang phục vụ “teen” và “teen già” (độ tuổi đại học và thời kỳ đầu đi làm).

Có thể kể đến một số phim được nhiều bạn trẻ ưu ái của hai năm trước như: Nụ hôn thần chết, Giải cứu thần chết, Khi yêu đừng quay đầu lại, Công chúa teen và ngũ hổ tướng, Đẹp từng centimet, Những nụ hôn rực rỡ... Và năm nay là Thiên sứ 99, Bóng ma học đường cùng Cô dâu đại chiến. Bên cạnh các bộ phim nước ngoài cũng nằm trong “khung” có nội dung hài hước, mộng mơ, nhuốm màu cổ tích của Gulliver du ký, Gặp gỡ thông gia, Người đẹp tóc mây (hoạt hình)...

Theo thống kê của các cụm rạp như Megastar, Galaxy, Cinebox...; mùa phim tết 2009 và 2010 lượng khán giả trẻ (15-25 tuổi) chiếm hơn 70% lượng khán giả đến rạp. Dự kiến con số này sẽ tăng hơn 80% trong năm nay và độ tuổi đến rạp cũng trẻ hơn.

QUỲNH NGUYỄN

CÁT KHUÊ
Nguồn: Tuổi Trẻ

________________
(*) 
Thiên sứ 99 công chiếu từ 21-1, Bóng ma học đường (bản phim 3D và 2D) công chiếu từ 26-1 và Cô dâu đại chiến công chiếu từ 28-1.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây