Nghiên cứu - Tư liệu

Nhà văn Lan Khai - Ảnh: Tư liệu

Tản Đà - thơ, rượu và ngông: Thu nhận đệ tử

  •   13/05/2010 07:43:23 PM
  •   Đã xem: 3338
  •   Phản hồi: 0
Ngày ấy, có một thiếu niên vì yêu mến văn tài của thi sĩ Tản Đà mà tình nguyện làm đệ tử. Người ấy, sau này cũng trở thành một nhà văn nổi tiếng...
Ảnh: Nhà văn Cao Duy Thảo, bạn văn bạn chiến đấu một thời với nhà thơ Nguyễn Mỹ

Đâu là sự thật về cái chết của nhà thơ Nguyễn Mỹ?

  •   28/04/2010 01:28:42 AM
  •   Đã xem: 3520
  •   Phản hồi: 0
Vừa qua, trong quá trình tìm kiếm tư liệu về nhà thơ, liệt sĩ Nguyễn Mỹ (1935 -1971), tôi đã rất bất ngờ khi đọc thấy trên mạng nhiều tình tiết khác nhau về cuộc đời cũng như việc tác giả bài thơ “Cuộc chia ly màu đỏ” bị giặc sát hại, trong đó có những tình tiết cho thấy sự việc diễn ra hết sức thê thảm. Mặc dù bàng hoàng xa xót cho số phận của một tài danh, song trong tôi không thể không nảy chút phân vân. Bởi chí ít thì với tư cách là người tham gia biên soạn tập thơ riêng đầu tiên của Nguyễn Mỹ (cuốn “Thơ Nguyễn Mỹ” - Hội Văn nghệ Hà Nội và Sở Văn hóa Thông tin Phú Yên phối hợp xuất bản năm 1993), tôi từng được nghe người thân của nhà thơ kể lại sự việc không giống như trong một số bài viết nhắc tới trên.
Minh họa của Amy.

Thi phái 'Áo bào gốc liễu' trong Thơ Mới

  •   15/04/2010 05:47:54 PM
  •   Đã xem: 3286
  •   Phản hồi: 0
Thơ Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân khiến người ta phải chú ý vì cái dư vị cổ kính tạo được qua thể “ca”, “hành” mượn từ cổ thi.
Nhà thơ Xuân Diệu

Xuân Diệu - Hoài Thanh: Hai tác gia, một điểm dừng

  •   24/02/2010 05:36:03 PM
  •   Đã xem: 4398
  •   Phản hồi: 0
Yêu quá, cảm phục quá nên đôi khi người ta “lờ” đi, hoặc đơn giản là không nhận ra gót chân Asin của thần tượng. Các nhà lãng mạn Xuân Diệu và Hoài Thanh rất thường được/bị đối xử như vậy.
Bàn thêm về sự thần diệu của ngôn ngữ thơ

Bàn thêm về sự thần diệu của ngôn ngữ thơ

  •   18/01/2010 09:03:17 PM
  •   Đã xem: 6002
  •   Phản hồi: 0
Nếu như “giai điệu”, “âm thanh” là ngôn ngữ của âm nhạc; “màu sắc”, “đường nét” là ngôn ngữ của hội họa; “mảng, khối” là ngôn ngữ của kiến trúc, thì “ngôn từ” là chất liệu của tác phẩm văn học. Hình tượng văn học là hình tượng ngôn ngữ. Mắc-xim Gorky (nhà văn Nga) đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tốt thứ nhất của văn học”. Nhà thơ Trần Dần gọi các nhà thơ là “phu chữ”. Trong bài viết nhỏ này, tôi chỉ trình bày một cách ngắn gọn về "Ngôn ngữ thơ". Từ đó có thể giúp ta lựa chọn từ ngữ để đưa vào bài thơ cho đúng lúc, đúng chỗ nhằm chuyển tải được những cảm xúc, ý nghĩ của mình đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.
Nhà thơ Chế Lan Viên

Nhà thơ trong quan niệm của Chế Lan Viên

  •   10/12/2009 05:24:18 PM
  •   Đã xem: 4867
  •   Phản hồi: 0
1.Nhà thơ - Người nghệ sĩ có phẩm chất khác thường

Rimbaud - nhà thơ tượng trưng nổi tiếng của Pháp - cho rằng: ''Thi nhân tự biến mình thành tiên tri thấu thị bằng một sự hỗn loạn của tất cả mọi giác quan, lâu dài, rộng lớn phi thường và hợp lý''(1). Quan niệm này của Rimbaud đã ảnh hưởng sâu sắc đến Chế Lan Viên nói riêng và các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới nói chung. Chính vì thế , trong lời tựa tập thơ Điêu tàn, Chế Lan Viên đã tuyên bố: ''Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát Hiện Tại. Nó xối trộn Dĩ Vãng. Nó ôm trùm Tương Lai. Người ta không hiểu được nó vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý''(2).
Thi sĩ Sergey Esenin và nữ nghệ sĩ múa Isadora Duncan.

Thi sĩ Sergey Esenin và cuộc hôn nhân khó lý giải

  •   20/11/2009 03:23:17 PM
  •   Đã xem: 3613
  •   Phản hồi: 0
Là một nhà thơ "tài sắc vẹn toàn", trong cuộc đời ngắn ngủi của mình (1895 - 1925), Sergey Esenin đã gây bao điều ngạc nhiên cho thiên hạ. Trong đó, việc nhà thơ vốn dĩ được xem là đẹp trai nhất trong các thi sĩ của nước Nga kết hôn với nữ nghệ sĩ múa thiên tài Mỹ Isadora Duncan (người đàn bà có tuổi đời xấp xỉ tuổi mẹ ông) có lẽ là một sự kiện đáng ngạc nhiên nhất.
Thi hào Đức J.W.Goethe

Những con sâu rượu và thi hào Goethe

  •   20/11/2009 03:17:54 PM
  •   Đã xem: 3402
  •   Phản hồi: 0
J.W.Goethe là thi hào của nước Đức giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Ông nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết "Nỗi đau khổ của chàng Werther", với truyện thơ "Faust"(đều được dịch in ở Việt Nam ta) và nhiều câu thơ mang hàm ý triết lý sâu sắc. Nhiều bạn đọc chúng ta hẳn còn nhớ hai câu thơ có tính châm ngôn nổi tiếng của ông: Mọi lý thuyết đều màu xám/ Chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi.
Huyền thoại về tác phẩm đầu tiên

Huyền thoại về tác phẩm đầu tiên

  •   15/10/2009 02:01:11 PM
  •   Đã xem: 3694
  •   Phản hồi: 0
Để có thể được mang cái danh xưng nhà văn, người ta buộc phải có sản phẩm văn chương (ở đây tôi tạm chưa bàn chuyện hay dở của sản phẩm). Và như vậy là, thế nào thì nhà văn cũng phải có tác phẩm đầu tiên - xin hiểu "đầu tiên" với cái nghĩa là lần đầu tiên, bằng việc công bố tác phẩm ấy, một bút danh văn chương đã xuất hiện trên văn đàn, trước mắt công chúng.

Các tin khác


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây