>> Trăng nghẹn - Chẳng lẽ cứ nghẹn hoài?
>> Trăng nghẹn vẫn... nghẹn giải thưởng
>> Tác giả 'Trăng nghẹn': Nghẹn ngào thương quê
>> Vài trao đổi với tác giả Thọ Hải xung quanh bài viết “Thấy gì từ hai cuộc thi thơ ĐBSCL gần đây”
>> Thấy gì từ 2 cuộc thi thơ gần đây ở ĐBSCL?
>> Vài lời trao đổi với tác giả Cấm Sơn về bài viết Thấy gì từ 2 cuộc thi thơ gần đây ở ĐBSCL?
Như chúng ta đã biết, đơn vị đăng cai tổ chức cuộc thi là Liên hiệp các Hội VHNT TP Cần Thơ mà Trưởng ban Tổ chức cuộc thi là Chủ tịch Liệp hiệp các Hội VHNT TP Cần Thơ - ông Phan Huy. Trưởng ban Sơ khảo là nhà thơ Trịnh Bửu Hoài - Chủ tịch Liên hiệp Hội VHNT An Giang. Trưởng ban Chung khảo là nhà thơ Phạm Sĩ Sáu - Hiện công tác tại Nhà xuất bản Trẻ TP Hồ Chí Minh. Ban tổ chức còn mời nhà văn Lê Văn Thảo - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt
1- Chúng tôi đã tìm hiểu và biết được nhiều điều bất cập từ phía Ban Tổ chức và Ban giám khảo. Trước hết nói về Ban tổ chức, có quyền mời các giám khảo cuộc thi. Trong số 5 giám khảo thì có 4 giám khảo là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (Phạm sĩ Sáu, Trịnh Bửu Hoài, Đinh Thị Thu Vân, Kim Ba) và ông Nguyễn Thượng Hiền (Ủy viên BCH Hội Nhà văn TP Cần Thơ). Có một điều mà Ban tổ chức và Ban Sơ khảo đã bỏ qua rất đáng trách. Đó là việc ông Hiền chỉ lấy 50/915 bài từ điểm 5 trở lên. Số còn lại 865 bài ông Hiền chỉ “ngửi văn” kiểu Trạng Quỳnh rồi cho điểm từ 4 trở xuống, trong đó có hơn 830 bài là điểm 2. Thật oan cho những tác giả nào bị ông cho điểm “liệt này”. Thế nhưng ông Trưởng ban tổ chức vẫn để cho Ban Sơ khảo tính điểm chọn bài vào Chung khảo chủ yếu căn cứ vào điểm của hai ông Trịnh Bửu Hoài và Kim Ba. Lẽ ra kết quả chấm phải được cộng tổng số điểm của ba giám khảo rồi chọn từ bài điểm cao trở xuống để xét lấy 60 bài vào vòng Chung khảo, như thế mới khoa học. Nhưng khổ nỗi vì ông Hiền cho nhiều bài điểm liệt là 2 như thế, nên đành chọn cách xét bài chủ yếu dựa vào kết quả của hai vị giám khảo kia. Có thể nói còn nhiều bài khá, bài hay bị ông Hiền loại mà Ban Sơ khảo và Ban Tổ chức không tính đến.
Cách làm việc như thế là thiếu khoa học, thiếu tôn trọng các tác giả dự thi. Đúng ra, thấy sự cố bất thường này thì ông Phan Huy- Trưởng ban Tổ chức phải cho dừng lại ngay, loại ông Hiền ra khỏi ban Sơ khảo, mời một nhà thơ hay nhà văn, nhà lý luận văn học ở Cần Thơ có uy tín để thay ông Hỉền (Ví dụ như mời nhà thơ Lê Chí, nhà thơ Lê Đình Bích…) chấm lại tất cả các bài ông Hiền đã cho “nốc-ao”, rồi lấy kết quả đó cộng với kết quả của hai giám khảo kia thì mới khỏi bỏ sót những bài “xứng đáng được vào Chung khảo”. Như vậy sai sót này là rất quan trọng. Giờ đây, nếu cần chúng ta vẫn có thể sửa sai bằng cách xin lỗi bạn đọc, cho chấm “phúc khảo” lại những bài đã bị ông Hiền “ngửi văn”, rồi xét lại số bài vào Chung khảo (60 bài). Nếu những bài nào thấy trùng với lần 1 thì thôi, còn những bài sai lệch điểm khi chấm lại thì Ban Chung khảo sẽ xem xét. Nhiều kỳ thi của Bộ Giáo dục- Đào tạo và một số kỳ thi của các ngành, cơ quan khác từ Trung ương tới địa phương, khi thấy sai họ vẫn chấm “phúc khảo” lại đó thôi, có sao đâu? Thấy sai thì sửa, phải dũng cảm nhận thiếu sót, không vì tự ái, không vì một sức ép nào, làm lại mới là người cầu thị tiến bộ. Làm được điều đó, ông Trưởng ban Tổ chức cuộc thi sẽ được bạn đọc vị tha, hoan nghênh và “tâm phục khẩu phục”. Đó là điều “tồn nghi” ở cấp Sơ khảo mà Ban Tổ chức đã bỏ qua. Thật đáng tiếc! Bạn đọc rất muốn Ban Tổ chức làm sáng tỏ “tồn nghi” này để khỏi bị oan uổng cho các tác giả đã bị ông Hiền loại ra ngay từ vòng đầu.
2- Cái “bất cập” khác là chưa có ý kiến của Ban Chung khảo và các vị Chủ tịch còn lại của Hội VHNT khu vực ĐBSCL mà ông đã tuyên bố hủy giải Nhất sau khi họp Ban thường vụ mở rộng, mà trong đó đa số các vị dự họp lại không thuộc lĩnh vực văn chương. Thật nực cười. Đó là việc làm hơi bị “độc đoán” và coi thường dư luận. Bởi vì, đây là cuộc thi của khu vực ĐBSCL chứ không phải cuộc thi thơ của TP Cần Thơ.
Điều đáng cười hơn nữa là ông Trưởng ban Tổ chức cuộc thi điện nhiều lần cho ông Hoài Tường Phong- tác giả đoạt giải Nhất, gợi ý nào là “không dự thi”, nào là “xin rút lại giải”, nào là “không nhận giải”, hoặc nên sửa lại một số từ trong bài thơ “Trăng nghẹn” cho “trong sáng hơn, lạc quan hơn”. Nhưng tất cả đều bị tác giả từ chối. Ở đây cũng xin nói thêm về bài “Trăng nghẹn”. Đây là một bài thơ trữ tình, giàu cảm xúc nhân văn. Nó chỉ là một “lát cắt” về tâm trạng của nhân vật trữ tình về con người và đời sống ở vùng ĐBSCL mà thôi. Tất cả hiện thực nêu ra trong bài thơ đã qua lăng kính tâm hồn của tác giả, rồi thăng hoa ở các chi tiết nghệ thuật khi trần trụi, khi hư cấu. Lẽ nào một số người cứ bắt nhà thơ phải viết theo sở thích của mình, cứ bắt phải “reo vui”. Viết về cái ác, cái xấu là để lên án, để hướng bạn đọc tới Chân, Thiện, Mỹ là một trong các yêu cầu mà chức năng văn học đặt ra. Chúng ta đã qua một thời tất cả các nhà thơ viết một chiều ca ngợi theo “khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn” ở giai đoạn chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Tất cả mọi người, mọi tác giả đều gác lại chuyện buồn tủi, riêng tư cá nhân, để toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước. Giờ đây, tất cả đã được đổi mới theo “định hướng xã hội chủ nghĩa” trong thời kỳ hội nhập của Đảng ta. Đặc biệt đã có Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về Văn học Nghệ thuật trong thời kỳ mới làm kim chỉ
3- Về bài thơ giải Nhất, nhà thơ Lê Chí - Trưởng Chi hội các nhà thơ, nhà văn khu vực ĐBSCL, đã bình luận: “Chầm chậm đọc và chầm chậm ngẫm ngợi, phải dõi theo day dứt lắm, máu thịt lắm với quê hương xứ sở, Hoài Tường Phong mới viết được những câu thơ đến nao lòng như vậy?”. Hoặc như “Bản chất của niềm vui là biết chắt ra từ nỗi buồn (làm gì có loại người quanh năm chỉ biết có cười mà không bao giờ rơi nước mắt?)”. Dĩ nhiên bài thơ cũng chưa thật hoàn hảo về nội dung và nghệ thuật theo các tiêu chí của một bài thơ hay cấp quốc gia nên nhà thơ Lê Chí vẫn còn xem đây là “Một lời nhắc ngậm ngùi”. Nhưng mặt bằng thơ của ĐBSCL chúng ta chỉ có vậy, ta cần phấn đấu hơn để vươn ra biển lớn của thơ ca cả nước. Chẳng lẽ ta lại hủy giải Nhất? Theo tôi, trong “bó đũa” thì chọn ra “cột cờ” là hợp lẽ. Nhà văn Lê Văn Thảo - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt
Tác giả: Thạch Sơn
Ý kiến bạn đọc