Căn cứ tiêu chí và đề tài trong thông báo số 1 của cuộc thi: Viết về ĐBSCL, điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các biển đảo của Việt Nam thì thấy, có 6 bài không đáp ứng yêu cầu cuộc thi. Đó là những bài đề cập tình yêu, kỷ niệm chung chung, không dính dáng đến ĐBSCL và diễn đạt khá lủng củng.
Như bài Về đồng mùa nước nổi, lục bát nhưng sai vần khá nhiều: “Ta về vác cát oặn lòng/Hòa dân ngăn nước thở cùng mặt đê/Trăng tròn trượt xuống tiếp hơi”. Bài Tôi đã từng đến biển, nói về biển chung chung, có những câu tối nghĩa “Và ta lớn lên khi đến biển/Cũng như biển từng nhỏ lại ở trong”. Nhỏ lại ở trong là ở đâu? Dĩ nhiên thơ không rõ như văn xuôi mà chỉ gợi, nhưng gợi như thế thì mù mờ quá. Bài Gió heo may lại dùng quá nhiều từ ngữ cũ mòn, cứ lặp lại như: thu xưa, bến mơ, ỡm ờ, vàng mơ, nhện mắc võng tơ, giấc mơ, vàng phai, xao xác heo may, đeo bùa, tình ơi…
Việc thẩm định thơ là tùy thuộc gu thẩm mỹ, trình độ học vấn, năng khiếu và sự trải nghiệm, linh cảm của mỗi người. Song, nhiều bài thơ
vào chung khảo gợi lên suy nghĩ, có phải thơ ở ĐBSCL hiện quá kém?
Tác giả: Lê Xuân
Nguồn tin: Tiền Phong
Ý kiến bạn đọc