"Nếu phi chính trị hóa thì quân đội sẽ chỉ là đội quân phi chính nghĩa, tự hạ thấp mình thành "thiên lôi chỉ đâu đánh đấy” hay là thứ robot vũ lực chứ không phải đội quân có đầu óc nữa", thiếu tướng Bùi Phan Kỳ nói.
Theo Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang, vừa rồi do được thả lỏng nên nhiều doanh nghiệp vớ bẫm, đền bù cho dân một m2 đất mấy trăm nghìn đồng nhưng bán ra hàng triệu.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, đề xuất bỏ thu hồi đất vì mục đích kinh tế - xã hội là luồng ý kiến hợp lý và sẽ được ghi nhận để trình ra Quốc hội khi thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đa nguyên chính trị, đa đảng, xóa bỏ điều 4, đòi phi chính trị hóa quân đội, tư nhân hóa đất đai là những vấn đề rất nhạy cảm nên cần bày tỏ rõ quan điểm, có cơ sở lý luận phản bác lại.
"Trong lý do Nhà nước thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng đã bao gồm các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Nếu quy định như dự thảo sẽ rất dễ bị lợi dụng", Phó giám đốc Sở Nội vụ Phùng Văn Thiệp góp ý.
Trao đổi với báo chí sáng 28/2, Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển khẳng định, Luật đất đai sẽ có những quy định chặt hơn với cả nhà nước lẫn chủ đầu tư để tăng hiệu quả sử dụng, tránh thu hồi đất tùy tiện.
"Không thể nói quyền lực khi trao cho ai đó và bảo đảm thực hiện thông qua lòng tốt của họ mà phải có cơ chế kiểm soát", Thứ trưởng Bộ Tư pháp trả lời tại buổi tọa đàm trực tuyến sáng 28/2.
"Có một đạo luật về hoạt động của Đảng để giám sát, phản biện thì sẽ giảm một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói", giáo sư Nguyễn Quang Thái phát biểu.
Góp ý sửa đổi Hiến pháp ngày 22/2, nhiều chuyên gia cho rằng, dự thảo chưa thể hiện được tinh thần quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và đề nghị soạn thảo lại văn bản này.