Đối thoại văn chương

Nhà thơ Phan Hoàng

Nhà thơ Phan Hoàng: Một sinh khí tươi trẻ đang “thổi” vào Hội Nhà văn TP.HCM

  •   25/02/2011 08:48:31 PM
  •   Đã xem: 3552
  •   Phản hồi: 0
Dù chỉ mới hoạt động được mấy tháng nhưng BCH Hội và Ban Nhà văn trẻ TP Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng hướng về công tác nhà văn trẻ. Đầu tiên là thành lập Giải thưởng Nhà văn trẻ (đáng tiếc là chưa có nhà văn trẻ nào dưới 30 tuổi có tác phẩm được trao giải này trong năm 2010). Tiếp theo là vận động và kết nạp vào Hội nhiều nhà văn trẻ mà tác phẩm của họ đã được khẳng định.
Mai Văn Phấn: Có còn vong thân?

Mai Văn Phấn: Có còn vong thân?

  •   25/02/2011 07:22:49 PM
  •   Đã xem: 3131
  •   Phản hồi: 0
Trong Ngày thơ Việt Nam vừa rồi ở Văn Miếu, Mai Văn Phấn “dọn quán bán hàng”- phong phú đa dạng trong đó món nóng nhất là 'Bầu trời không mái che'. Dưới đây là cuộc trao đổi với anh về tập thơ mới này và về thơ.
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn: Tôi chờ sự liên tài hơn là sự thỏa hiệp

  •   25/02/2011 07:18:06 PM
  •   Đã xem: 2717
  •   Phản hồi: 0
Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn lần đầu in sách phê bình văn học mang tên Thi ca nết đất(You books và NXB Thời đại). Sau chưa đầy một tuần phát hành, Thi ca nết đất đã tái bản với số lượng gấp đôi so với đợt in đầu tiên. Có thể nói, đây là hiện tượng khá đặc biệt. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với “nhà phê bình trẻ” Lê Thiếu Nhơn.
ác tác giả sân thơ Hiện đại 2011 đang giao lưu với bạn đọc

Còn có thật nhiều người yêu thơ bình lặng, không ồn ào

  •   22/02/2011 02:58:16 AM
  •   Đã xem: 3134
  •   Phản hồi: 0
Hoàng Anh Tuấn, Du Nguyên, Lương Đình Khoa, Phùng Thị Hương Ly – đó là những gương mặt mới của Sân thơ Hiện đại 2011. Họ đã dành cho Văn nghệ Trẻ cuộc trò chuyện thú vị về thơ nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ 9.
Thơ trẻ miền Nam và Tây Nguyên tại Sân thơ hiện đại 2011 lên tiếng

Thơ trẻ miền Nam và Tây Nguyên tại Sân thơ hiện đại 2011 lên tiếng

  •   14/02/2011 08:52:14 AM
  •   Đã xem: 3094
  •   Phản hồi: 0
Chỉ còn ít ngày nữa là Ngày thơ Việt Nam 2011 sẽ chính thức được khai mạc. Sau nhiều năm tổ chức, lần đầu tiên trong Ngày thơ Việt Nam năm nay sẽ có một thi quán dành riêng cho các tác phẩm của các tác giả thơ hiện đại đến từ miền Nam và Tây nguyên do nhà thơ Tuệ Nguyên (Ninh Thuận), Trịnh Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nguyễn Đức Phú Thọ (An Giang) đại diện. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ba nhà thơ trẻ trước ngài khai mạc Hội thơ năm nay…
Nguyễn Phan Quế Mai và điều ước cho năm 2011

Nguyễn Phan Quế Mai và điều ước cho năm 2011

  •   27/01/2011 11:25:15 AM
  •   Đã xem: 2830
  •   Phản hồi: 0

Nguyễn Phan Quế Mai sinh năm 1973 tại Ninh Bình, lớn lên tại Bạc Liêu. Tốt nghiệp khoa truyền thông Đại học Monash, Úc. Hiện làm tư vấn truyền thông cho các tổ chức Liên Hiệp Quốc tại khu vực châu Á. Trưởng nhóm tình nguyện Chắp Cánh Ước Mơ. Tác phẩm đã xuất bản: Trái cấm (thơ, 2008) và Cởi gió (thơ, 2010); Sau mưa thôi nã đạn (Văn học dịch, 2010). Nhân dịp đầu năm mới, Nguyễn Phan Quế Mai đã có một cuộc trò chuyện cởi mở và đầy cảm xúc.

Diệu Như Trang - Cô gái tuổi hai mươi với nửa tỷ đồng nhuận bút

Diệu Như Trang - Cô gái tuổi hai mươi với nửa tỷ đồng nhuận bút

  •   25/01/2011 06:03:11 AM
  •   Đã xem: 2916
  •   Phản hồi: 0
Nghe tên Diệu Như Trang, khó có thể nghĩ đó là cô gái mới 23 tuổi, vừa tốt nghiệp ngành đạo diễn. Bởi vì, tên Diệu Như Trang đã gắn liền với nhiều kịch bản sân khấu, phim truyền hình, sách văn học và cả phim chiếu rạp trong thời gian gần đây. Trong đó có phim Thiên sứ 99 sẽ công chiếu trên toàn quốc vào 21/1/2011. Ngạc nhiên hơn, khi ở tuổi đời như vậy - lúc nhiều bạn đồng trang lứa đang còn lo xin việc làm - Diệu Như Trang đã kiếm được hơn 500 triệu đồng tiền nhuận bút, một con số đáng nể với những người sống bằng nghề viết. Diệu Như Trang sinh năm 1988, sau 2 năm nhận bằng tốt nghiệp đạo diễn, Diệu Như Trang đã viết kịch bản các phim truyền hình Nhất quỷ nhì ma (33 tập), Màu của tình yêu (30 tập), Hãy nói anh yêu em (33 tập). Chị còn là tác giả kịch bản Sám hối (sân khấu kịch Hồng Vân dựng). Ngoài ra, Diệu Như Trang còn có 2 kịch bản sân khấu “Song sinh” và “Paparazzi” chuẩn bị dựng.
Uông Triều - Tôi thuộc loại bẩm sinh "hoài cổ"

Uông Triều - Tôi thuộc loại bẩm sinh "hoài cổ"

  •   25/01/2011 06:01:49 AM
  •   Đã xem: 2735
  •   Phản hồi: 0
Tác giả của tập truyện dã sử tạo được tiếng vang “Đôi mắt Đông Hoàng” thổ lộ: “Thực ra tôi viết khảo cứu văn hóa từ khi 27 tuổi, tôi gần như viết thường xuyên cho mục "Đất Quảng Ninh, người Quảng Ninh" trên báo Quảng Ninh trong nhiều năm. Nếu tinh ý người đọc có thể thấy rằng cả tập tiểu luận "Những pho tượng đá ở Yên Tử" là những bài báo khảo cứu hoặc giới thiệu khái quát về văn hóa. Nhiều người chưa gặp tôi đoán rằng tôi chắc đã là một ông già lụ khụ. Chẳng có ranh giới nào quy định người trẻ hoặc người già không thể làm gì hoặc viết gì. Tôi nghĩ mình bắt đầu như thế còn hơi muộn so với số một người khác. Tôi say mê văn hóa truyền thống. Còn về chất lượng các bài khảo cứu, tôi vẫn chưa bị ai ném đá vào nhà bao giờ. Chỉ hơi tiếc một điều do hạn định về số chữ của khuôn báo tôi khó đi được sâu hơn, kĩ hơn. Khi tập hợp lại thành sách, cũng muốn gia cố thêm nhưng có vẻ cảm xúc không còn tinh khôi như ban đầu nên thôi”
Nhà văn Trang Hạ: Vẫn có nhiều độc giả hiểu nhầm về "Mẹ điên"

Nhà văn Trang Hạ: Vẫn có nhiều độc giả hiểu nhầm về "Mẹ điên"

  •   25/01/2011 05:49:48 AM
  •   Đã xem: 3584
  •   Phản hồi: 0
Sự nhạy bén và táo bạo đã khiến bút danh Trang Hạ giống như “tấm vé thông hành” cho những cuốn sách “hot” trên thị trường. Thế nhưng, “Mẹ điên” lại tồn tại khá chông chênh trong sự hiểu nhầm của bạn đọc. Phải chăng, đó là một tác phẩm bôi bác tình mẫu tử? Nhà văn Trang Hạ cho biết: “Ai cũng từng làm con, ai cũng từng có mẹ, bởi vậy đọc tên sách “Mẹ điên” không ít người đã chỉ trích tôi, thậm chí tỏ thái độ coi thường dịch giả trong khi bản thân họ chưa đọc một chữ nào. Có bạn đọc còn than với tôi rằng, em ấy đang đọc “Mẹ điên” trên máy tính thì mẹ em bất ngờ vào phòng dọn dẹp, liếc thấy chữ “Mẹ điên” to đùng trên màn hình đã mắng em tới tấp, bởi học hành thì không chịu học, giờ lại giở thói đua đòi bọn mất dạy trên mạng bảo mẹ là mẹ điên! Có giảng viên đại học còn lớn tiếng chỉ trích tôi câu khách, nhảm nhí rẻ tiền, văn chương gì mà hết đĩ điếm lại đến mẹ điên bố khùng, và thời buổi ngày nay văn hóa đã xuống cấp hết sức, để cho các nhà xuất bản cũng đồng ý cho ra mắt những cuốn sách mang những tên sách phản cảm, thiếu văn hóa”

Các tin khác


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây