Lũ về, ruộng đồng mênh mông nước. Những người dân quê lặn lội giăng lưới, cất vó... đánh bắt cá đồng. Những con cá tràu, cá chép, cá rô, cá diếc... tươi rói vừa được vớt lên khỏi mặt nước mang về chế biến món ăn trong bữa cơm gia đình và biếu cho bà con xóm giềng.
Ai đã từng sống qua những năm tháng nơi ruộng đồng, hẳn sẽ khó quên hình ảnh rộn ràng nơi làng quê với những đêm trăng cùng cả nhà xúm xít trước sân, bên những chú trâu cần mẫn đạp lúa. Với lũ trẻ chúng tôi, đây cũng là dịp được thưởng thức món chè nếp của mẹ.
Khi mùa mưa về cũng là lúc người dân sống ở nông thôn có nhiều món ăn ngon từ đồng quê. Nào là các loại cá đồng, ếch, tôm đất... và có cả con lươn đồng vốn được xem là một đặc sản.
Chỉ cần nhắc đến khoai từ, mùi thân thuộc và vị đầm ấm đã hiện lên trong tiềm thức của tôi. Đó là những buổi tối hàng xóm ới nhau qua ăn củ khoai từ mới dỡ từ vườn nhà, vui câu chuyện bên những củ khoai thơm bùi. Với tôi, khoai từ có lẽ khó quên nhất là những bữa tối cả nhà dùng cơm với canh củ từ nấu hến mẹ làm.
Tự nhiên thèm nước tương dễ sợ. Nhớ xưa lần đầu tiên từ Đồng Đế qua Nha Trang được bạn đãi món bánh phở tươi, vừa tráng xong to như cái bánh tráng Phú Yên, xắt thành từng miếng như bánh cuốn, quấn rau muống luộc chấm nước tương dầm ớt, vắt miếng chanh, mới phát hiện ra món ăn mộc mạc mà ngon lạ.
Sài Gòn được di truyền cái khí chất của dân khẩn hoang phần nào, nên ăn tạp hơn các xứ miệt ngoài. Chua và đắng là hai thứ vị được kể là rất phổ biến trong các món ăn thường nhật.
Món quay được nhiều người ưa thích, trong đó phải nói, heo quay với lá mác mật là món ngon nhất và đáng nhớ nhất. Đây cũng là món ăn truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ tết, sinh nhật hay vào nhà mới của dân tộc Nùng, Tày.