Quả bom lớn nhất Việt Nam

Chủ nhật - 24/03/2013 22:43 1.069 0
Hàng trăm loại bom, mìn, vật liệu nổ còn sót lại từ thời chiến tranh đang được trưng bày tại Bảo tàng Công binh, trong đó có quả bom nặng gần 7 tấn.

Nặng tới gần 7 tấn, chiến trường Việt Nam những năm 1960-1970 là nơi lần đầu tiên loại bom BLU-82 (còn được biết đến với cái tên "Daisy Cutter ") được sử dụng. Trọng lượng và kích thước của quả bom lớn đến nỗi nó chỉ được chở bằng máy bay vận tải C130 và mỗi chuyến bay cũng chỉ chở được tối đa 2 quả.

Bảo tàng công binh (số 290B Lạc Long Quân, Hà Nội) hiện trưng bày quả bom lớn nhất Việt Nam cùng hàng trăm loại bom, mìn và vật liệu nổ khác. Những quả bom có khối lượng từ khoảng trên 100 kg cho đến gần 7 tấn được xếp thành hình "siêu pháo đài bay B-52" ở trung tâm bảo tàng.

Loại bom được chế tạo nhằm mục đích phát quang cây cối làm bãi đáp trực thăng hoặc dàn trận địa pháo. Với cơ chế hoạt động đặc biệt, quả bom được kích nổ ngay trên mặt đất (không tạo ra hố bom) và có thể san phẳng mọi thứ trên một diện tích lên tới 100.000 m2. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho rằng, BLU-82 cũng từng được dùng nhằm tiêu diệt quân đối phương, gây sát thương lớn.

Chiến trường Việt Nam những năm 1960-1970 là nơi lần đầu tiên loại bom BLU-82 nặng gần 7 tấn (còn được biết đến với tên "Daisy Cutter") được sử dụng. Trọng lượng và kích thước của quả bom lớn đến nỗi nó chỉ được chở bằng máy bay vận tải C130 và mỗi chuyến bay cũng chỉ chở được tối đa 2 quả. Loại bom được chế tạo nhằm phát quang cây cối làm bãi đáp trực thăng hoặc dàn trận địa pháo. Với cơ chế hoạt động đặc biệt, quả bom được kích nổ ngay trên mặt đất (không tạo ra hố bom) và có thể san phẳng mọi thứ trên một diện tích lên tới 100.000 m2. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho rằng, BLU-82 cũng từng được dùng nhằm tiêu diệt quân đối phương, gây sát thương lớn.

Đối lập với quả bom khổng lồ ở trung tâm bảo tàng là quả bom nhỏ nhất với trọng lượng chỉ khoảng 45 kg - ngang với một quả đạn pháo cỡ lớn.

Đối lập với quả bom khổng lồ ở trung tâm bảo tàng là quả bom nhỏ nhất với trọng lượng chỉ khoảng 45 kg, ngang với một quả đạn pháo cỡ lớn.

Đủ loại kích cỡ, chủng loại bom.

Đủ loại kích cỡ, chủng loại bom.
Bảo tàng còn lưu giữ quả thủy lôi lớn nhất từng được biết đến với đường kính trên 2,5 mét, chứa 180 kg thuốc nổ C4. Theo các tài liệu thu thập được, loại thủy lôi này là "vũ khí tối mật", chỉ có 10 quả và đều được sử dụng nhằm đánh sập cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa). Chi phí để nghiên cứu và sản xuất 10 quả thủy lôi này ước tính lên tới 1 tỷ USD (theo thời giá năm 1965).

Bảo tàng còn lưu giữ quả thủy lôi lớn nhất từng được biết đến với đường kính trên 2,5 mét, chứa 180 kg thuốc nổ C4. Theo các tài liệu thu thập được, loại thủy lôi này "vũ khí tối mật", chỉ có 10 quả và đều được sử dụng nhằm mục đích đánh sập cầu Hàm Rồng. Chi phí để nghiên cứu và sản xuất 10 quả thủy lôi này ước tính lên tới hơn 1 tỷ USD (theo thời giá năm 1965).

Nhiều loại thủy lôi khác cũng đã được quân đội Mỹ đưa tới cuộc chiến ở Việt Nam và được sử dụng nhằm phong tỏa các cửa sông, cửa biển.

Sau chiến tranh, loại vũ khí gây chết người nhiều nhất không phải là những quả "bom tạ, bom tấn" còn sót lại mà là những quả bom bi với hình dạng nhỏ nhắn.

Sau chiến tranh, loại vũ khí gây chết người nhiều nhất không phải là những quả "bom tạ, bom tấn" còn sót lại mà là những quả bom bi với hình dạng nhỏ nhắn.

Mỗi quả bom hình quả ổi này chứa 300 viên bi (như bi xe đạp), tầm sát thương 10 mét.

Mỗi quả bom hình quả ổi này chứa 300 viên bi (như bi xe đạp), tầm sát thương 10 mét.

Bom quả dứa chứa tới 450 viên bi, tầm sát thương 15 mét.

Bom quả dứa chứa tới 450 viên bi, tầm sát thương 15 mét.

Đối lập với vẻ ngoài sáng sủa, bắt mắt của các loại đạn pháo, bom mìn là hơn 40.000 người chết, trên 60.000 người bị thương, tàn phế trong giai đoạn 1975-2000. Trong đó phần lớn là trẻ em và lao động chính của gia đình.

Bom mìn còn sót lại sau chiến tranh đã khiến hơn 40.000 người chết, trên 60.000 người bị thương, tàn phế trong giai đoạn 1975-2000. Trong đó phần lớn là trẻ em và lao động chính của gia đình. Hằng năm Việt Nam tiêu tốn 100 triệu USD cho công tác làm sạch diện tích ô nhiễm bom mìn. Đó là chưa kể những chi phí cho việc rà phá bom mìn mặt bằng xây dựng cho các công trình kinh tế, dân sinh...

Tấm bản đồ dữ liệu bom mìn không quân Mỹ đánh phá Việt Nam giai đoạn 1964-1972 (do Trung tâm dữ liệu bom mìn Mỹ cung cấp). Số lượng đạn dược do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là hơn 15 triệu tấn và số bom, mìn, vật nổ còn sót lại ước tính 5%, tương đương 800 nghìn tấn. Quảng Bình, Quảng Trị là hai địa phương có mật độ bom mìn dày đặc nhất.

Tấm bản đồ dữ liệu bom mìn không quân Mỹ đánh phá Việt Nam giai đoạn 1964-1972 (do Trung tâm dữ liệu bom mìn Mỹ cung cấp). Số lượng đạn dược do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là hơn 15 triệu tấn và số bom, mìn, vật nổ còn sót lại ước tính 5%, tương đương 800 nghìn tấn. Quảng Bình, Quảng Trị là hai địa phương có mật độ bom mìn dày đặc nhất.

Tác giả: Nguyễn Hưng

Nguồn tin: VN Express

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây