Giải mã thú vui 'đốt tiền' của Real Madrid 

Thứ ba - 06/08/2013 06:46 598 0
Dưới triều đại của Chủ tịch Florentino Perez, những kỷ lục chuyển nhượng liên tục được Real Madrid tạo ra. Đó có phải là sách lược hợp lý và túi tiền của họ chẳng lẽ không đáy?
real-2-1375782372_500x0.jpg
Perez (giữa) và dàn sao ông chiêu mộ trong giai đoạn đầu tiên ở Real.

Mùa hè năm 2000, Perez giành chức Chủ tịch của một trong những câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng nhất thế giới bằng lời hứa chiêu mộ một siêu sao của đại kình địch Barcelona. Sau đó, ông cam kết mua thêm những cầu thủ xuất sắc và nổi tiếng nhất thế giới, trong lộ trình thống trị các giải trong nước và châu Âu. Và ông không hề nói suông.

Luis Figo bị nẫng khỏi sào huyệt của Barcelona và chức vô địch La Liga đến ngay mùa giải năm đó. Zinedine Zidane cập bến mùa sau và danh hiệu Champions League cũng theo về sân Bernabeu. Ronaldo là "bàn thắng" cuối cùng trong cú hat-trick ngôi sao của Real Madrid và Perez năm 2002. Sau đó, họ còn chiến thắng ở World Club Cup (lúc đó là Intercontinental Cup) và lần thứ 29 vô địch Tây Ban Nha.

Năm 2003, David Beckham đến và xu hướng cầu thủ nổi tiếng gia nhập đội bóng này càng lúc càng nhiều.

Tuy nhiên, giai đoạn đầu tiên của Perez ở Real cuối cùng cũng kết thúc vào mùa hè năm 2006, khi ông chấp nhận thực tế rằng đội bóng cần một hướng đi mới.

Thực tế thì hướng đi mới đó tồn tại chỉ 3 năm và Perez trở lại với tư cách ứng viên duy nhất trong cuộc bầu chọn Chủ tịch năm 2009. Trong những tờ giấy pháp lý bổ nhiệm mà ông cầm đã có sẵn một lời cam kết trị giá 80 triệu đô-la. Bởi vậy, ngay cả khi bạn chưa kịp thốt lên "ông ấy đã trở lại", Perez đã phá kỷ lục chuyển nhượng thế giới bằng vụ chiêu mộ Kaka từ Milan.

20 ngày sau, ông lại lập kỷ lục mới bằng việc mua Cristiano Ronaldo với giá 120 triệu đô-la từ Man Utd. Chỉ trong một tháng, Perez tiêu tốn trên 200 triệu đô-la. 

real-1-1375782372_500x0.jpg
Bale sẽ là ngôi sao mới nhất đến sân Bernabeu?

Tổng cộng hai thời kỳ ông làm Chủ tịch ở Real tính đến nay khoảng 10 năm. CLB này đã sử dụng khoảng 1 tỷ đô-la để chiêu mộ cầu thủ và nếu Real có thể lôi kéo Gareth Bale khỏi Tottenham mùa hè năm nay, một kỷ lục thế giới nữa sẽ được tạo ra và con số có thể vào khoảng 130 triệu đô-la. 

Vậy phải chăng, Real của Perez chỉ biết tiêu tiền? 

Dựa trên kết quả tài chính khoảng một thập kỷ gần đây, thật khó để ngờ vực mô hình kinh doanh đầy cảm hứng của Perez. Theo Deloitte - một hãng chuyên thống kê và phân tích chuyện tài chính của các câu lạc bộ lớn - mùa giải 2001 Real kiếm được khoảng 140 triệu đô-la, còn năm ngoái con số là 665 triệu đô-la. Cùng kỳ, Man Utd tăng trưởng doanh thu từ 220 triệu lên 515 triệu đô-la.

So sánh giữa hai đội, có thể thấy Real đã thành công lớn đến thế nào trong việc kiếm tiền từ dàn sao của mình. Dòng tiền của Real trên thực tế đã luân chuyển và sinh sôi rất hiệu quả để bảo đảm cho CLB mua những cầu thủ mong muốn. 

Tất nhiên, ai cũng biết rằng nguồn gốc cơ bản trong sự thành công về mặt doanh thu của Real là từ "chia sẻ" bản quyền truyền hình La Liga. "Chia sẻ" nhưng thực ra là họ và Barcelona chia nhau 180 triệu đô-la, trong khi 18 đội bóng còn lại xâu xé từ 475 triệu đô-la còn lại. 

Real nhờ đó có một khoản thu cực lớn và ổn định, nhưng đó không phải là nguồn sống duy nhất của họ. Các câu lạc bộ kiếm tiền chủ yếu từ ba nguồn: doanh thu trong ngày thi đấu (vé, dịch vụ...), bản quyền truyền hình và tài trợ. Real cân đối cả ba khoản này rất hiệu quả. 

Gần đây đã có những lo ngại cho họ về khoản nợ 750 triệu đô-la, rồi việc chiêu mộ Bale nếu thành công có thể phạm luật Công bằng tài chính của UEFA (FFP).

real-1375782372_500x0.jpg
Perez - kiến trúc sư vĩ đại của Real.

Tuy nhiên, điều đầu tiên và quan trọng nhất phải hiểu rằng FFP không quan tâm chuyện nợ nần của một câu lạc bộ. Cái họ quan tâm là liệu câu lạc bộ có khả năng trang trải cho số nợ đó bằng những hoạt động bình thường hàng năm hay không. 

Giả dụ bạn đang nợ 500.000 đô-la, người ta sẽ đòi hỏi bạn mỗi tháng phải trả 2.000 đô-la tiền nợ, trong khi vẫn đủ để chi trả cho những chi phí thường nhật khác. 

Cũng phải hiểu rằng nợ của Real là nợ tổng (toàn bộ các khoản nợ) hay nợ thuần (là khoản nợ sau khi đã trừ các tài sản của CLB). Thực tế cho thấy, khi tách các khoản tài chính của Real, bạn có thể thấy nợ thuần của họ rất dễ chịu và họ hoàn toàn có thể trang trải nó bằng các hoạt động thường niên. Chính vì vậy, tạp chí uy tín Forbes khẳng định: "Real sợ vướng vào quy định của FFP ở hiện tại hoặc tương lai gần". 

Nếu soi xét kỹ, nhiều CĐV sẽ cảm thấy đội bóng lúc này còn thiếu thứ gì đó. Chính là các danh hiệu.

Hãy nhớ về hồi đầu giai đoạn đầu của triều đại Perez. 3 chức vô địch quốc gia, một Champions League, một Cup Nhà Vua Tây Ban Nha và một World Club Championship. 4 trong số những danh hiệu đó đến trong 3 năm đầu tiên.

Tuy nhiên, chính sách tài chính vĩ đại của Perez nhiều năm qua đã cho thấy cứ mua sắm đi rồi thành công sẽ đó. Nó có thể là ngay mùa giải sắp tới đây.

if(typeof(Parser) != "undefined"){ Parser.URL = "http://st.f1.thethao.vnexpress.net/j/v21"; Parser.SITE_URL = "http://thethao.vnexpress.net"; Parser.FLASH_URL = "http://st.f1.thethao.vnexpress.net/f/v21"; Parser.parseAll(); }

Nguồn tin: VN Express

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây