Từ lâu, trái đất phải hứng chịu không ít vụ va chạm thiên thạch, trong số đó có hố thiên thạch đã biến mất do quá trình dịch chuyển địa chất, còn có hố tồn tại là bằng chứng cần thiết cho giới khoa học.
|
Hồ Clearwater ở Canada có niên đại gần 290 triệu năm. Đây là cặp hố thiên thạch ở Quebec, gần bờ biển của vịnh Hudson. |
|
Hố Chicxulub. Đây là một miệng hố va chạm do thiên thạch bị chôn vùi bên dưới bán đảo Yucatán ở Mexico, nó đặt theo tên một đô thị gần tâm của nó là Chicxulub. Hố va chạm này có đường kính hơn 180 km, nên nó trở thành một trong những cấu trúc chịu va chạm lớn nhất trên trái đất được xác nhận. Hố trên do nhà vật lý Glen Penfield phát hiện trong khi tìm kiếm dầu khí cuối những năm 1970. |
|
Hố thiên thạch Barringer ở Mỹ. Hố sâu khoảng 170 m và đường kính khoảng 1,6 km, nó được tạo ra từ 50.000 năm trước. Thiên thạch có đường kính ước tính gần 50 m, bay với vận tốc khoảng 46.000 km/h xuống vùng sa mạc Arizona, gây ra sức công phá ước tính có sức công phá tương đương 150 lần quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Hiroshima, Nhật. |
|
Hố Aorounga ở Chad, châu Phi có niên đại khoảng 345 triệu năm. |
|
Hố Bosumtwi ở Ghana. Bosumtwi hình thành khi một thiên thạch có đường kính khoảng 2 km văng xuống vùng đất thuộc Ghana ngày nay. Hố thiên thạch hầu như không bị xáo trộn hay xê dịch, do không có con sông nào chảy vào hồ, và do trong lòng nó cũng không hề có các vết nứt. |
|
Hố Gosses Bluff ở phía bắc Australia. Gosses Bluff có niên đại khoảng 142 triệu năm. Hố này hình thành từ trận thiên thạch cuối cùng của kỷ Jura, trận sao băng gây chấn động mạnh đến môi trường của trái đất và gây tàn phá, làm xuất hiện hố sâu có đường kính 22 km. |
|
Hố Kara-kul ở Tajikistan có độ cao 3.900m so với mực nước biển. |
Trang Nguyên (Ảnh: Xinhuanet)