Ếch cây lớn nhất châu Á ẩn náu trong rừng Việt Nam
Ếch cây xanh đốm, được giới khoa học xác định là một trong những loài ếch cây lớn nhất châu Á, đang phải ẩn mình trong những khu rừng nguyên sinh của Việt Nam trước nạn săn bắt quá mức.
|
Ếch cây xanh đốm (Polypedates dennysii) thuộc họ Chẫu cây (Rhacophoridae), bộ Không đuôi (Anura). Giống như những loài lưỡng cư khác, con đực nhỏ hơn con cái với chiều dài thân đạt tới 128 mm, trong khi con cái có thể đạt tới 134 mm. |
|
Tên là Ếch cây xanh đốm vì cơ thể chúng có màu xanh lá cây sẫm, xanh ngọc hoặc xanh dương. Nhiều con chỉ có màu xanh tuyền, trong khi nhiều con lại có những đốm trắng hoặc màu rỉ sắt phía trên lưng hoặc hai bên hông. Phía dưới bụng và các chi có màu trắng nhạt. |
|
Tuy nhiên, màu sắc cơ thể sẽ chuyển sang màu xanh thẫm khi chúng bị đe dọa. |
|
Đối với những con già, màu xanh ban đầu trên đầu và lưng cũng bị chuyển sang màu vàng nhạt. |
|
Ếch cây xanh đốm thường sống trên cây, nền rừng, ven các suối đá và các khu vực ẩm ướt, vũng lầy, hồ, đặc biệt là quanh các thác nước ở các khu vực có rừng thường xanh trên núi, độ cao khoảng 250-600 m. Các nhà khoa học ghi nhận loài này có ở các khu vực rừng nguyên sinh ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Quảng Bình. |
|
Mùa sinh sản của chúng bắt đầu cuối tháng 3 khi những cơm mưa nhỏ bắt đầu và kết thúc vào tháng 7 hàng năm. Trước khi cặp đôi giao phối, chúng thường cất tiếng gọi nhau khá đặc biệt “tluýt tluýt” trong khoảng 2-3 giây. |
|
Một cặp ếch cây xanh đốm. Thông thường một con đực ôm lưng một cá thể cái để vừa tưới tinh trùng lên trứng vừa lấy chân sau xoa cho trứng sồi bọt trắng lên. Để chắc chắn trứng sau khi được thụ tinh sẽ rơi xuống nơi có nước, con cái trèo lên đến những cành cây phía trên nơi có nước để đẻ trứng. Tuy nhiên, nếu có những con đực khác xung quanh, chúng cũng tham gia vào quá trình này. |
|
Một cặp đang giao phối. |
|
Trứng ếch sẽ nở thành nòng nọc và rơi xuống nước. Toàn bộ quá trình phát triển của nòng nọc sẽ diễn ra trong nước. Ban đầu nòng nọc chưa có các chi, thở bằng mang và ăn rong rêu. Sau đó sẽ hình thành tứ chi, đuôi rụng dần và lên cạn để sống. Ếch con có màu xanh nhạt ẩn dưới màu nâu nhạt của da. Khi chúng có chiều dài cơ thể đạt đến khoảng trên 35 mm thì xuất hiện các đốm màu sáng hoặc màu rỉ sét. Trên hình là một con nòng nọc trong giai đoạn sắp rụng hết đuôi. |
|
Ếch cây xanh đốm là một loài khá hiền lành. Cũng như các loài động vật hoang dã khác, ếch cây xanh đốm có một vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái. Ngoài ra, loài ếch cây này còn góp phần kiểm soát các loài côn trùng gây hại. Tuy nhiên, chúng đang bị đe dọa bởi mất môi trường sống hoặc bị săn bắt một cách thái quá phục vụ cho nhu cầu về thực phẩm hoặc mang về nuôi như vật cưng. |
Tác giả: Bùi Đăng Phong
Nguồn tin: VN Express