Chế Lan Viên có thời gian gắn bó với mảnh đất Bình Định, ông cùng nhóm thơ với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn tạo thành “Bàn thành tứ hữu”.
Thơ Chế Lan Viên là thứ thơ “trữ tình chính luận”. Chất trữ tình và chính luận đã tạo cho Chế Lan Viên thành công ở nhiều khía cạnh trên phương diện nghệ thuật và nội dung. Ông đã để lại một phong cách thơ không lẫn với bất cứ nhà thơ nào.
Chế Lan Viên có những tác phẩm đáng chú ý: Điêu tàn (1937), Vàng sao (1942), Ánh sáng và phù sa (1960); Hoa ngày thường - chim báo bão (1967); Những bài thơ đánh giặc (1972); Đối thoại mới (1973); và một loạt tác phẩm lý luận, phê bình, văn xuôi như Phê bình văn học (1962); Suy nghĩ và bình luận (1972); Những ngày nổi giận (1966)… Đặc biệt là các tác phẩm trong Di cảo được công bố sau khi ông mất đã để lại cho văn học những giá trị nghệ thuật thực sự.
Ngoài giải thưởng Hội Nhà văn năm 1994 và 1995, nhà thơ Chế Lan Viên còn được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 1996.
Tác giả: Hiền Nguyễn
Nguồn tin: Văn học quê nhà
Ý kiến bạn đọc