(Mắt mùa đông)
Sao anh không về hôn mặt ruộng tím lục bình trôi
Để em giấu anh vào chiều, vào ngực em oi khói bếp?
(Không đề cho anh)
Giọng thơ trẻ, chân chất, sôi nổi đến nao lòng của Huỳnh Thúy Kiều sống ở tận cùng đất mũi Cà Mau dễ dàng chinh phục bạn đọc. Chất
Đêm phương
Đời thương hồ soi vào đâu khỏa nước?
…
Cá rô chạy đồng trốn hơi mặn
…
Qua sông Hậu buồn gì sao đờn cò kéo giọng tỉ tê?
(Sông Hậu)
Ở tập thơ nầy Huỳnh Thúy Kiều vẫn giữ thế mạnh của mình là mạch liên tưởng dồn dập, nhịp điệu hình ảnh lung linh biến hóa khiến bài thơ lôi cuốn nhịp nhàng. Dù tác giả cố gắng tiết chế nhưng trong một số đoạn thơ câu chữ dùng còn sáo, vẫn chưa đẩy cao được cái tứ toàn bài, để đạt những khám phá bất ngờ về ý tưởng, chiều sâu tư tưởng.
Rất nhiều bài tác giả thành công khi biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và suy tưởng, lắng đọng lâu dài trong lòng bạn đọc như Giữa mùa hội lũ, Khóc với cố hương, Những quân bài trùng, Ngày không anh…
Ghi nhận thêm ở tập thơ nầy Huỳnh Thúy Kiều có những bài mang đậm tính tự sự, giầu chất hoành tráng của loại thơ thể hành, gợi nhớ bài Hành phương nam của nhà thơ Nguyễn Bính, với một cách nói sôi nổi, da diết miệt vườn hơn. Đó là các bài : Viết cho con trai người lính Thành Cổ, Lạc lối thu Hà Nội, Thưa với sông Hồng, Tự sự cùng Cần Thơ.
Người lính Thành Cổ thả hoa trắng dòng sông Thạch Hãn
Cầm di ảnh con trai đặt dưới chân mộ bạn
Lao xao trận cười đội đất chao rung…
…
Những mầm xanh Quảng Trị chen đá cựa mình
(Viết cho con trai người lính Thành Cổ)
Huỳnh Thúy Kiều cùng với các cây viết như Đinh Thị Thu Vân, Nguyễn Lập Em, Thái Hồng, Trúc Linh Lan, Ngọc Phượng, Nguyễn Thanh My… tạo nên một đội ngũ đông đảo các nhà thơ nữ đồng bằng sông Cửu Long với diện mạo riêng, giọng thơ hồn hậu, sâu lắng không lẫn vào nhau, được bạn đọc cả nước yêu mến.
Tác giả: Trần Hữu Dũng
Ý kiến bạn đọc