Bạn chưa nhập nội dung bình luận.
Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP HCM giai đoạn 2013-2020 đã được phê duyệt ngày với 7 dự án lớn gồm đào tạo nhân lực vi mạch, ươm tạo, thiết kế sản xuất thử nghiệm, nhà thiết kế, xây dựng cơ chế chính sách, xây dựng nhà máy sản xuất chip và phát triển thị trường bán dẫn. Ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ tịch TP HCM kiêm Trưởng ban chỉ đạo chương trình phát triển vi mạch thành phố, cho rằng nhân lực, xây dựng chính sách và phát triển thị trường là 3 yếu tố cần được ưu tiên giải quyết trước.
Nhu cầu nhân lực trong ngành vi mạch sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. |
Ngoài ra, đề án "Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT đến năm 2020" của Chính phủ với mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực công nghệ cao cũng đang mở ra nhiều cơ hội học tập và tìm kiếm việc làm cho các kỹ sư, kỹ thuật viên.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia đầu ngành, vi điện tử là một lĩnh vực khó, đòi hỏi người học phải có kiến thức nền tảng về khoa học và kỹ thuật. Vì vậy, để kiến tạo một đội ngũ nhân lực có thể tham gia vào chuỗi những công việc trọng yếu ở những tập đoàn điện tử, bán dẫn đa quốc gia, cần phải có những chương trình đào tạo nâng cao, chuyên sâu kết hợp thực hành trong những điều kiện, mô hình hiện đại mang tầm quốc tế.
Đơn cử như Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam đã đưa ra chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật (Máy tính và Kỹ thuật Điện tử) đào tạo chuyên sâu dành cho những sinh viên vừa tốt nghiệp các ngành CNTT, kỹ thuật, công nghệ, điện tử… Tham gia khóa học, ngoài việc được cung cấp những kiến thức cập nhật toàn cầu từ giảng viên quốc tế kinh nghiệm, học viên còn được tiếp cận trực tiếp với những thiết bị công nghệ tiên tiến trong quá trình tham gia các dự án thực tế.
Quan trọng hơn, học viên được trau dồi những kỹ năng cần thiết để không chỉ trở thành kỹ sư giỏi mà còn có khả năng lãnh đạo, thành chuyên gia có ảnh hưởng trong ngành. Bằng cấp được công nhận bởi tổ chức Engineers Australian và có giá trị trên toàn cầu. Hoàn tất khóa học, học viên có thể tự tin gia nhập lực lượng nhân lực chất lượng cao trên toàn cầu.
Nhiều đơn vị đào tạo khác cũng đang nỗ lực trong việc cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cao đón đầu thị trường khi các tập đoàn điện tử, bán dẫn đa quốc gia đã tiến hành xây dựng nhà máy có quy mô lớn tại Việt Nam như nhà máy lắp ráp và kiểm định chip của Intel đặt tại khu công nghệ cao TP HCM, hai nhà máy sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử của Samsung đặt tại Bắc Ninh và Thái Nguyên, nhà máy sản xuất điện thoại di động của Nokia tại Bắc Ninh...
Tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điện tử từ Việt Nam tăng gần 90% trong năm 2012, đạt 22,25 tỷ USD, chiếm 19,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Mỗi tập đoàn đến Việt Nam xây dựng nhà máy còn kéo theo hàng trăm công ty vệ tinh để cung cấp các thiết bị, linh kiện phụ trợ. Chính vì thế, nước ta đang dần hình thành một hệ sinh thái công nghệ đầy triển vọng để trở thành một trung tâm sản xuất các thiết bị thông minh toàn cầu.
Minh Trí
Trụ sở 'phi thuyền' của Apple được phê duyệt
Đích thân Tổng giám đốc Apple, Tim Cook, đăng thông điệp lên Twitter khẳng định đại bản doanh mới của họ, được gọi là Spaceship, đã được Hội đồng thành phố Cupertino (Mỹ) chấp thuận cho xây dựng.
Camera điện thoại bao nhiêu 'chấm' thì đủ
Sau máy ảnh đến lượt các smartphone loạn “chấm” camera khi hãng nào cũng cho rằng số điểm ảnh trên điện thoại của mình mới là tối ưu.
iPhone 5S - cung chưa đủ cầu
Chuyên gia phân tích Katy Huberty cho rằng sản lượng iPhone 5S là nguyên nhân kìm hãm doanh thu của Apple trong lần ra mắt sản phẩm vừa qua.
Điện thoại cơ bản ngày càng phổ biến tại Hàn Quốc
Thị phần điện thoại cơ bản ở Hàn Quốc đã tăng đáng kể so với hồi tháng 3/2013, trong đó hai mẫu điện thoại LG Wine Sherbet và Samsung Minimal Folder được sử dụng phổ biến nhất.
Galaxy S4 vẫn là smartphone bán chạy nhất tháng 8
Số lượng bán ra mẫu điện thoại cao cấp Galaxy S4 của Samsung giảm đáng kể trong tháng 8 vừa qua, chạm mức thấp nhất 5 triệu máy so với con số 7 triệu cao nhất hồi tháng 6/2013, nhưng đây vẫn là smartphone bán chạy nhất.
Nguồn tin: VN Express
Ý kiến bạn đọc