Cách các hãng công nghệ truyền cảm hứng sáng tạo cho nhân viên

Thứ tư - 17/07/2013 08:24 758 0
1-1374030170_500x0.jpg
7 năm một lần, Stefan Sagmeister (trái), người đứng đầu hãng thiết kế nổi tiếng tại New York là Sagmeister & Walsh, lại cho nhân viên nghỉ làm trong một năm để "làm mới" đầu óc.
2-1374030170_500x0.jpg
Trong khi đó, Google lại cho phép nhân viên sử dụng 20% thời gian làm việc bình thường để sáng tạo ra sản phẩm gì đó. Gmail là một trong những thành tựu nổi bật có được từ chính sách này.
3-1374030170_500x0.jpg
Ngoài việc cho phép nhân viên thoả sức sáng tạo với 20% quỹ thời gian, Google còn tổ chức các buổi toạ đàm Google Talks với sự có mặt của nhiều nhân vật nổi tiếng như tổng thống Mỹ, ca sĩ Lady Gaga... Mục đích của sự kiện này nhằm "giúp cho bộ não của mọi người luôn học hỏi, mở rộng và suy nghĩ".
4-1374030170_500x0.jpg
HubSport, một công ty về dịch vụ và phần mềm marketing của Mỹ, lại cho phép các nhân viên làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong một thời gian nhằm giúp họ hiểu được công việc của từng bộ phận cũng như những đồng nghiệp khác.
13-1374031343_500x0.jpg
Hãng công nghệ 3M cũng có chính sách cho phép nhân viên sáng tạo với một khoảng thời gian nhất định giống Google, cụ thể là 15% quỹ thời gian. Sản phẩm nổi tiếng nhất có được từ chính sách  15% thời gian của công ty này là giấy nhớ dán Post-It do nhà khoa học Arthur Fry tạo ra từ năm 1974.
6-1374030171_500x0.jpg
Đối với Microsoft, hãng này tận dụng văn phòng cũ của Bill Gates để biến nó thành một nơi có tên gọi là "The Garage". Đây là nơi mà các nhân viên của hãng phần mềm có thể đến để sửa chữa và sáng tạo bất kỳ thứ gì mình muốn.
7-1374030171_500x0.jpg
Bên cạnh đó, "gã khổng lồ phần mềm" còn tổ chức hội chợ khoa học một năm hai lần tại The Garage nhằm "khoe" hết các dự án của mình. Các nhân vật cấp cao của hãng cũng phải tới đây để làm giám khảo chấm thi. Người chiến thắng trong mỗi hội chợ sẽ được phép làm quả núi lửa "tự chế" St. Awesome phun trào.
8-1374030171_500x0.jpg
IBM thường tổ chức các buổi "Jams" nhằm tận dụng khả năng động não của mọi nhân viên đối với một vấn đề cụ thể nào đó. Lần tổ chức hoành tráng nhất của hãng là năm 2006, chủ đề "Innovation Jam", với sự góp mặt của 150.000 nhân viên từ 104 quốc gia và 67 công ty con nhằm đưa ra 10 cách đầu tư cho 100 triệu USD.
9-1374030171_500x0.jpg
Asana, công ty phát triển ứng dụng quản lý cùng tên, lại sử dụng thức ăn để giúp nhân viên của mình luôn có cảm hứng sáng tạo. Công ty này thuê hẳn hai bếp trưởng làm toàn thời gian cùng một căn bếp lớn để đưa ra các món ăn giúp tăng cường hiệu suất làm việc và tránh được sự buồn ngủ vào buổi trưa. Hai loại thực phẩm và đồ uống được dùng đến nhiều nhất tại đây là chocolate và rượu Scotch.
10-1374030171_500x0.jpg
Theo Business Insider, một số nghiên cứu gần đây cho thấy ánh sáng mờ sẽ giúp thúc đẩy sự sáng tạo. Do đó, EventBrite đã áp dụng luôn lên nơi làm việc của mình. Ngoài ra, họ còn tạo ra một căn phòng có tên Zen Room sử dụng hệ thống đèn mờ và có khả năng cách âm để giúp nhân viên nghỉ ngơi hoặc ngồi tập trung suy nghĩ.
11-1374030172_500x0.jpg
Tổ chức ngày "Hack Day" là điều thường thấy ở một số hãng công nghệ tại Mỹ. Đây là thời điểm các nhà phát triển tập trung thời gian để hiện thực hoá một dự án sản phẩm hoặc tính năng mới nào đó. Tuy vậy, ngày Hack Day của Yammer, công ty cung cấp dịch vụ mạng xã hội doanh nghiệp nay thuộc Microsoft, lại là lúc toàn bộ nhân viên hoá trang và vui chơi.
12-1374030172_500x0.jpg
GitHub, một công ty chuyên cung cấp công cụ phục vụ cho các dự án phần mềm, lại vinh danh nhân viên là "Ông/bà hoàng của các nhà phát triển" khi họ giúp đỡ được nhiều khách hàng một cách tốt nhất.

Tác giả: Đức Trí

Nguồn tin: VN Express

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây