- Xin ông cho biết tội phạm rửa tiền nguy hiểm như thế nào?
- Nó tác động đến nền kinh tế thuần khiết và nền tảng hoạt động của ngân hàng, tài chính. Thực tế, tội phạm tham nhũng, buôn bán vũ khí, buôn bán ma túy... tất cả đều liên quan tội phạm rửa tiền. Loại tội phạm này đang bắt đầu "du nhập" vào Việt Nam và chúng ta phải đương đầu với nó.
Thiếu tướng Nguyễn Phong Hòa. |
- Sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ khiến khó phát hiện hành vi rửa tiền, Bộ Công an có chiến lược gì để ngăn chặn?
- Việt Nam đang xây dựng hệ thống pháp luật về phòng chống tội phạm rửa tiền. Cơ quan công an đang phối hợp chặt chẽ giữa với ngành ngân hàng, tài chính.
Bộ cử nhiều đoàn nghiên cứu vấn đề này; trao đổi kinh nghiệm, phối hợp đấu tranh thông qua Interpol, kênh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia của Việt Nam, Australia cũng như một số nước. Chúng tôi đã trao đổi nhiều vụ án cụ thể và đang có chiều hướng tích cực.
- Việt Nam được xem là nước sử dụng nhiều tiền mặt. Cơ quan công an gặp khó khăn gì khi kiểm soát các dòng tiền?
- Tôi không cho rằng cứ dòng tiền chảy về nhiều thì là "tiền bẩn". Chúng ta tranh thủ tất cả các dòng tiền có ích cho đất nước.
Chúng ta phải phối hợp giữa các cơ quan để phát hiện đâu là dòng "tiền bẩn" và "không bẩn" để sử dụng, tận dụng nó. Chiến lược này cần có sự phối hợp giữa các ngành, nếu để riêng công an vào cuộc thì sẽ rất khó khăn.
Chúng ta phải tiến tới cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt. Người Việt Nam nên làm quen với cái đó mặc dù sẽ gặp phải những khó khăn.
Quan trọng hơn cả là chúng ta áp dụng các thành tựu khoa học vào xây dựng lực lượng đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao.
- Khi vụ Liberty Reserve bị phanh phui, Bộ Công an đã lần ra đường dây kinh doanh tiền trái phép. Xin ông cho biết thêm thông tin về vụ án?
- Báo chí đã đăng đầy đủ nên chúng ta biết rõ việc đó diễn ra như thế nào. Các việc khác đang tiếp tục đấu tranh nên rất khó nói ra.
Từ vụ "rửa tiền" của Liberty Reserve, Thiếu tướng Chris McDevitt, Trưởng sĩ quan Liên lạc Cảnh sát Liên bang Australia tại Hà Nội khuyên các ngân hàng Việt Nam cần biết rõ khách hàng của mình là ai, làm lĩnh vực gì, nguồn tiền đó từ đâu ra và sử dụng có hợp pháp hay không. "Phải biết thật rõ nguồn gốc doanh nghiệp cũng như nguồn tiền của họ", Thiếu tướng nhấn mạnh. |
Thái Thịnh ghi
Nguồn tin: VN Express
Ý kiến bạn đọc