Chuyến đi có khi 5, 7 thậm chí 10 ngày, sinh hoạt bình thường bị đảo lộn... trong khi việc lái xe nhiều giờ yêu cầu sự tập trung cao độ nên đòi hỏi người đi có thể lực tốt. Tùy thuộc vào điều kiện và thể trạng sức khỏe mà khâu rèn luyện thể lực có thể bắt đầu trước đó nhiều tháng.
Để chuẩn bị cho chuyến xuyên Việt, phượt tử Cao Phi Bảo chia sẻ cách chạy bộ 10 km mỗi ngày trong 2 tháng bởi theo bạn đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất để rèn thể lực, sự dẻo dai.
Những cung đường mới tạo nên niền ham thích khám phá những tiềm ẩn không ít rủi ro. Liệu rằng đường có dễ đi hay có nhiều khúc cua nguy hiểm..? Với vai trò là trưởng nhóm dẫn đoàn Honda 67 Đức Linh, Bình Thuận ra Thái Nguyên dự hội ngộ toàn quốc, Phạm Ngô liên lạc với anh em chơi xe trong diễn đàn tìm hiểu thông tin nhà trọ, đặc điểm của từng tuyến đường sẽ qua, rồi xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng ngày đi.
Ảnh minh họa. |
Ngô Hồng Cẩm (Huế) đạt mối quan tâm đến thời điểm đi: "sẽ có nhiều khó khăn, và nguy hiểm hơn nếu đi vào đúng mùa mưa vì khi đó đường trơn, tầm nhìn hạn chế. Nếu đi ở vùng núi có thể gặp lở đất hoặc lũ quét".
Đây là công việc quan trọng nhất trước mỗi chuyến đi. Bạn sẽ không thể đi đêm với xe mà đèn pha cháy. Liệu người phía sau có kịp nhận ra xe bạn phanh khi đèn hậu không sáng. Động cơ sẽ làm việc trơn tru hơn nếu thay dầu mới. Chuyến đi dài, đặc biệt trên những cung đường xấu, bánh rất dễ xẹp hơi. Nếu nhận thấy bộ lốp không thể vượt hành trình dài thì cần thay thế. Nhông xích thường nhanh rão hơn khi chạy đường đèo dốc, tải nặng.
Dù chuẩn xe bảo dưỡng kỹ càng, vận hành đường dài không thể tránh khỏi sự cố bất ngờ. Vấn đề phổ biến nhất thường là xẹp hơi, bó máy, hỏng lửa... Trong khi tìm cửa hàng sửa chữa ở nơi xa lạ không phải lúc nào cũng dễ dàng thì việc trang bị những kỹ năng sửa chữa cơ bản là điều rất cần thiết.
Theo anh Cẩm nếu nhóm đi có nhiều người, nên phân công mỗi xe mang một số dụng cụ sửa chữa: mỏ-lết, cờ-lê, tua-vít; bơm tay.... Các linh kiện thay thế: săm, lốp, bu-gi dự phòng.
Nếu địa điểm tham quan là rừng, núi hoặc những nơi xa khu dân cư, ngoài các trang bị cá nhân thì võng, lều, thuốc, áo mưa, thức ăn khô, nước uống cũng là những thứ rất cần thiết.
Tác giả: Thế Hoàng
Nguồn tin: VN Express
Ý kiến bạn đọc