Hai mẹ con tê giác ở châu Phi. Ảnh minh họa: marietta.edu. |
Trong thành phần hỗn hợp thuốc được tiêm vào sừng tê giác có ectoparasiticides - một loại thường dùng để diệt ký sinh trùng trên thân thể động vật. Người ăn phải sừng có thuốc này sẽ bị triệu chứng nôn và co giật, tuy nhiên không tử vong nếu chỉ nhiễm một lượng nhỏ.
Ngoài ra, ectoparasiticides còn được pha với loại bột màu hồng không thể xóa sạch, giúp các máy quét tại sân bay dễ dàng phát hiện, ngay cả khi chiếc sừng bị nghiền thành bột mịn.
Khu bảo tồn Sabi Sand Wildtuin nằm ở rìa phía nam của Công viên quốc gia Kruger, nơi hoạt động săn bắn trộm diễn ra rầm rộ nhất. Đây là đơn vị đầu tiên ở Nam Phi tiến hành biện pháp tiêm thuốc vào sừng tê giác.
Theo thống kê chính thức, Nam Phi là nơi có đàn tê giác lớn nhất thế giới với khoảng 24.000 con tê giác đen và trắng. Số tê giác bị săn trộm năm ngoái lên đến mức kỷ lục 668 con. Chỉ riêng từ đầu năm đến nay có thêm 203 con bị giết hại.
Các nhà bảo vệ động vật cảnh báo nếu không có biện pháp bảo vệ hữu hiệu, số tê giác bị săn trộm năm 2013 có thể lên tới hàng nghìn con.
Theo Vietnam+
Nguồn tin: VN Express
Ý kiến bạn đọc