'Sáng tạo trẻ' vì tình yêu biển đảo

Thứ bảy - 04/05/2013 04:20 866 0
22 công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc của những sinh viên ưu tú đến từ các trường trong cả nước hôm qua được giới thiệu rộng rãi trong chương trình "Sinh viên với biển đảo Tổ Quốc năm 2013" tại đảo Lý Sơn.

Các sinh viên ưu tú trường Đại học Xây dựng giới thiệu với các bạn về công trình ngăn cát chống sạt lở ở Quần đảo Trường Sa trong buổi khai mạc triển lãm ảnh và triển lãm khoa học công nghệ với chủ đề "Tự hào biển đảo Việt Nam".

Các sinh viên ưu tú trường Đại học Xây dựng giới thiệu với các bạn về công trình ngăn cát chống sạt lở ở Quần đảo Trường Sa trong buổi khai mạc triển lãm ảnh và triển lãm khoa học công nghệ với chủ đề "Tự hào biển đảo Việt Nam".

Mô hình tàu chạy bằng năng lượng mặt trời của sinh viên trường Đại học Bách khoa TP HCM. Kỹ sư Vương Hoàng Nguyên(phải), khoa Kỹ thuật tàu thủy, trường Đại học Bách khoa TP HCM- người đưa ra ý tưởng thiết kế chiếc tàu này cho biết, tàu được thiết kế sử dụng năng lượng điện mặt trời, chạy bằng động cơ, không tốn nhiên liệu xăng dầu và thân thiện với môi trường.(Có thể chạy được suốt hai ngày không có ánh nắng mặt trời vì đã tích trữ năng lượng trước đó). Chiếc tàu này dùng để chạy ven sông, ven biển dùng cho tuần tra hoặc phục vụ du lịch.

Mô hình tàu chạy bằng năng lượng mặt trời của sinh viên trường Đại học Bách khoa TP HCM. Kỹ sư Vương Hoàng Nguyên (phải), khoa Kỹ thuật tàu thủy, trường Đại học Bách khoa TP HCM- người đưa ra ý tưởng thiết kế chiếc tàu này cho biết, tàu được thiết kế sử dụng năng lượng điện mặt trời, chạy bằng động cơ, không tốn nhiên liệu xăng dầu và thân thiện với môi trường. Tàu có thể chạy được suốt hai ngày không có ánh nắng mặt trời vì đã tích trữ năng lượng trước đó. Chiếc tàu này dùng để chạy ven sông, ven biển dùng cho tuần tra hoặc phục vụ du lịch.

Kỹ sư Vy Bảo Thịnh, khoa Kỹ thuật Tàu thủy, Đại học Bách khoa TP HCM ôm mô hình chiếc tàu đệm khí Bách khoa trình diễn trong buổi triển lãm chiều ngày 3/5.

Kỹ sư Vy Bảo Thịnh, khoa Kỹ thuật Tàu thủy, Đại học Bách khoa TP HCM ôm mô hình chiếc tàu đệm khí Bách khoa trình diễn trong buổi triển lãm chiều ngày 3/5.

Tàu đệm khí của Thịnh chạy băng băng trên bãi cỏ thu hút sự quan tâm của nhiều người. Thịnh thổ lộ, nếu tàu này ứng dụng vào thực tiễn có thể phục vụ tuần tra ở vùng hải đảo xa, cứu hộ hoặc dùng thám hiểm, du lịch.

Tàu đệm khí của Thịnh chạy băng băng trên bãi cỏ thu hút sự quan tâm của nhiều người. Thịnh thổ lộ, nếu tàu này ứng dụng vào thực tiễn có thể phục vụ tuần tra ở vùng hải đảo xa, cứu hộ hoặc dùng thám hiểm, du lịch.

Các bạn sinh viên tái hiện mô hình bản đồ hình chữ S việt Nam và các cụm đảo Hoàng Sa, Trường Sa, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Các bạn sinh viên tái hiện mô hình bản đồ hình chữ S việt Nam và các cụm đảo Hoàng Sa, Trường Sa, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Mô hình Bảo tàng lịch sử văn hóa biển đảo Việt Nam do các sinh viên đến từ các trường Đại học TP HCM phác họa ý tưởng, thiết kiết.

Mô hình Bảo tàng lịch sử văn hóa biển đảo Việt Nam do các sinh viên đến từ các trường Đại học TP HCM phác họa ý tưởng, thiết kế.

Không gian mô hình đảo nhân tạo "Những ánh sao đêm" của các sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Anh Hoàng Đức Nam, Chủ tịch Hội Sinh viên Đại học Kiến trúc Hà Nội- người có ý tưởng mô hình này thổ lộ, mô hình đảo nhân tạo được thiết kế có tháp điều hành trung tâm ở giữa, xung quanh là 5 cánh của ngôi sao ở khu vực Quần đảo Trường Sa. Mỗi ngôi sao có chức năng khác nhau: Ngôi sao đầu tiên có vai trò là sân bay, thứ hai là cảng nước sâu cho tàu bè neo đậu tránh trú bão, trao đổi hàng hóa. Thứ ba là nuôi trồng thủy sản, thứ tư phát triển thực vật, cây trồng, thứ năm như là Viện Hải Dương học phục vụ nghiên cứu, tham quan du lịch.

Không gian mô hình đảo nhân tạo "Những ánh sao đêm" của các sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Anh Hoàng Đức Nam, Chủ tịch Hội Sinh viên Đại học Kiến trúc Hà Nội - người có ý tưởng mô hình này thổ lộ, mô hình đảo nhân tạo được thiết kế có tháp điều hành trung tâm ở giữa, xung quanh là 5 cánh của ngôi sao ở khu vực Quần đảo Trường Sa. Mỗi ngôi sao có chức năng khác nhau: Ngôi sao đầu tiên có vai trò là sân bay, thứ hai là cảng nước sâu cho tàu bè neo đậu tránh trú bão, trao đổi hàng hóa, thứ ba là nuôi trồng thủy sản, thứ tư phát triển thực vật và cây trồng, còn thứ năm như là Viện Hải Dương học phục vụ nghiên cứu, tham quan du lịch.

Anh Nguyễn Minh Triết, giám đốc Trung tâm hỗ trợ và phát triển sinh viên Việt Nam bộc bạch, 22 công trình nghiên cứu khoa học của các bạn sinh viên ưu tú trong cả nước tham gia triển lãm lần này là minh chứng cho tình yêu biển đảo, yêu nước nồng nàn. Việc đưa tri thức, khoa học công nghệ áp dụng vào thực tiễn khắc phục những khó khăn, tồn tại trên biển đảo là việc làm hết sức cần thiết, góp phần to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

Anh Nguyễn Minh Triết, giám đốc Trung tâm hỗ trợ và phát triển sinh viên Việt Nam bộc bạch, 22 công trình nghiên cứu khoa học của các bạn sinh viên ưu tú trong cả nước tham gia triển lãm lần này là minh chứng cho tình yêu biển đảo, yêu nước nồng nàn. Việc đưa tri thức, khoa học công nghệ áp dụng vào thực tiễn khắc phục những khó khăn, tồn tại trên biển đảo là việc làm hết sức cần thiết, góp phần to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

Bên cạnh các công trình khoa học của sinh viên ưu tú các trường Cao đẳng, Đại học, Ban tổ chức TW Hội Sinh viên Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam cũng trình diễn mô hình máy bay trực thăng đa năng tại buổi triển lãm chiều 3/5.

Bên cạnh các công trình khoa học của sinh viên ưu tú các trường Cao đẳng, Đại học, Ban tổ chức TW Hội Sinh viên Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam cũng trình diễn mô hình máy bay trực thăng đa năng tại buổi triển lãm chiều 3/5. Triển lãm này kéo dài đến hết ngày 4/5.

Tác giả: Trí Tín

Nguồn tin: VN Express

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây