Hội chứng bàn tay lạ (alien hand syndrome). |
Khá nhiều bộ phim từng đề cập tới hội chứng bàn tay lạ. Trong phim kinh dị "Mad love" phát hành năm 1935, bác sĩ phẫu thuật mắc bệnh loạn trí Peter Lorre thay thế bàn tay của một nghệ sĩ piano bằng bàn tay của một kẻ giết người bằng dao. Kể từ đó, bàn tay bắt đầu thực hiện các vụ sát hại kinh hoàng.
Gần đây, bộ phim nổi tiếng "Dr. Strangelove or: How I learn to stop worrying and love the bomb" phát hành năm 1964, nhân vật do Peter Sellers thủ vai luôn phải vật lộn để kiểm soát cánh tay phải không được thực hiện nghi thức chào kiểu phát xít.
Tuy nhiên, đó chỉ là một phần mang tính giải trí xuất hiện trong các bộ phim. Trên thực tế, hội chứng bàn tay lạ đáng sợ và gây phiền toái hơn nhiều. Những bàn tay phản chủ này có thể bất thần làm việc gì đó, mà không phải là chủ đích của người sở hữu.
Một trường hợp khác, khi bàn tay thuận đang cài cúc áo thì bàn tay "người ngoài hành tinh" lại tháo tung từng chiếc cúc ra, hoặc bàn tay thuận châm lửa đốt điếu thuốc, và bàn tay còn lại thì nhanh chóng dập tắt điếu thuốc.
Bi kịch ở chỗ, bệnh nhân mắc chứng bàn tay lạ luôn ý thức được về chuyển động của cánh tay bất trị, luôn cảm thấy điều mà cánh tay đó "cảm nhận", song lại không thể kiểm soát cánh tay kỳ lạ theo ý của họ.
Lời phàn nàn phổ biến nhất của những bệnh nhân này khi đi gặp bác sĩ là: "Tôi không thể khiến nó nghe lời tôi". Nhiều bệnh nhân thậm chí còn đặt một cái tên khác cho bên cánh tay lạ - thường là tay không thuận - bởi với họ, nó như là tay của một người khác bỗng dưng gắn vào cơ thể mình một cách vô lối.
Nếu bệnh nhẹ, một số bệnh nhân có thể kiểm soát cánh tay lạ bằng nỗ lực lớn. Nhưng ngay cả khi đó, hoạt động của họ vẫn thiếu chính xác - thay vì cố chạm vào mũi, cánh tay lại chạm tới bờ vai. Trường hợp nặng, cánh tay phản chủ thậm chí có thể tấn công bệnh nhân hoặc cố gắng thắt cổ bệnh nhân bằng một sợi dây.
Trong trường hợp nguy hiểm, bàn tay lạ có thể tấn công chủ nhân. |
Có khá nhiều hội chứng tương tự bàn tay lạ. Chúng được xem là sản phẩm của một số tổn thương ở não. Trường hợp hay gặp nhất, hay ít ra là được ghi chép rõ ràng nhất, là các bệnh nhân thần kinh mắc chứng bàn tay lạ. Họ tự nguyện trải qua một số phẫu thuật nhằm tách bán cầu não phải và bán cầu não trái với hy vọng kiểm soát hoạt động của bàn tay.
Tuy nhiên, thuốc đặc trị chứng bệnh này đến nay vẫn chưa có. Giải pháp được đưa ra là "tạo việc làm" cho cánh tay lạ, như cho nó cầm một cái ba-toong. Như vậy, khi "bận rộn" với việc cầm ba-toong, cánh tay "nguy hiểm" có thể bớt gây sự.
Theo VTCNews
Nguồn tin: VN Express
Ý kiến bạn đọc