Cộng đồng quốc tế tăng mức bảo vệ rùa Hoàn Kiếm

Thứ bảy - 16/03/2013 01:52 746 0
Rùa Hoàn Hiếm, tức rùa Hồ Gươm, là một trong những loài rùa ở Việt Nam vừa được nâng mức độ bảo vệ trong Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã (CITES).
Rùa Hoàn Kiếm. Ảnh do giáo sư Hà Đình Đức cung cấp.
Rùa Hoàn Kiếm. Ảnh do giáo sư Hà Đình Đức cung cấp.

Tại hội nghị CITES lần thứ 16 diễn ra tại thành phố Bangkok, Thái Lan từ ngày 3/3 tới 14/3, gần 200 đại biểu đồng ý nâng mức bảo vệ rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) từ phụ lục III lên phụ lục II. Phụ lục III bao gồm tất cả các loài mà mỗi nước thành viên quy định theo luật pháp của họ nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế việc khai thác và cần thiết phải có sự hợp tác với các nước thành viên khác để kiểm soát việc buôn bán. Phụ lục II bao gồm tất cả những loài mặc dù hiện chưa bị đe doạ tuyệt diệt nhưng có thể đến đó nếu việc buôn bán mẫu vật của loài đó không tuân theo những quy chế nghiêm ngặt nhằm tránh việc sử dụng không phù hợp với sự tồn tại của chúng.

Ảnh: Rùa hồ Gươm 'dạo chơi' trong giá lạnh
Video: Rùa hồ Gươm nổi gần bờ

Rùa Hoàn Kiếm là loài đặc hữu ở Việt Nam. Theo các nhà khoa học, trên thế giới chỉ còn 4 cá thể rùa giống như rùa hồ Hoàn Kiếm, trong đó một con sống ở hồ này và một con sống tại hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội). Hai con còn lại được nuôi nhốt tại Trung Quốc.

Đầu tháng trước, giáo sư Hà Đình Đức đề nghị thành phố Hà Nội xem xét trình chính phủ công nhận rùa Hồ Gươm là bảo vật quốc gia, vì ông Đức cho rằng, "cụ" Rùa đang sống cùng tiêu bản và bộ xương của rùa hồ Gươm không chỉ mang giá trị lịch sử, mà còn là di sản văn hóa, tâm linh của nhiều người Việt Nam. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã được Thành phố giao nghiên cứu đề xuất này.

Bên cạnh rùa Hoàn Kiếm, 11 loài khác ở Việt Nam cũng nâng mức bảo vệ trong công ước, trong đó có rùa đặc hữu nữa của nước ta là rùa Trung Bộ (Mauremys annamensis).

Tại cuộc họp, Việt Nam đồng thời kiến nghị đưa loài rùa hộp trán vàng và loài rùa Trung Bộ vào danh sách đánh giá định kỳ của CITES nhằm nhanh chóng ưu tiên đưa hai loài này có mặt trong danh mục Phụ lục I. Phụ lục này bao gồm loài bị đe doạ tuyệt diệt do hoặc có thể do buôn bán. Việc buôn mẫu vật của những loài này phải tuân theo những quy chế nghiêm ngặt để không tiếp tục đe doạ sự tồn tại của chúng và chỉ có thể thực hiện trong hợp ngoại lệ.

Theo các chuyên gia, hoạt động thương mại không bền vững là nguyên nhân chính khiến cho rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam phải đối mặt với việc bị biến thành thực phẩm, vật nuôi, cũng như các bài thuốc trong y học cổ truyền. Việc cải thiện danh sách CITES là bước tiến rất quan trọng giúp thắt chặt công tác quản lý các hoạt động buôn bán này.

Tác giả: Hương Thu

Nguồn tin: VN Express

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây