Theo Motion, thay vào đó, "các tác giả đề cập nhiều đến đề tài ma túy, như một sự thay thế cho sex". Giải thích cho hiện tượng này, một trong số những nguyên nhân được ông đưa ra là: "có vẻ nhà văn Anh chùn tay trước nguy cơ được đề cử giải thưởng Bad Sex" (giải dành cho những trang viết thô tục nhất về tình dục).
Giải Bad Sex được khởi xướng từ ý tưởng của nhà báo Rhoda Koenig và biên tập viên tờ Literary's Review với ý định thu hút sự chú ý của dư luận tới những trang viết "thô tục, vô vị về tình dục trong tiểu thuyết hiện đại, giúp các nhà văn nhìn thấy hạn chế của mình để khắc phục".
Theo Telegraph, nhận xét của Motion được đưa ra 50 năm sau khi các nhà văn được tòa án trao quyền tự do viết về sex nhân sự kiện cuốn tiểu thuyết Lady Chatterley's Lover ra tòa. Xuất bản lần đầu tiên năm 1928 tại Italy, tác phẩm của D. H. Lawrence bị đánh giá là quá tục tĩu trong khi miêu tả về sex và bị cấm xuất bản tại một số quốc gia, trong đó có Anh. Năm 1960, khi Penguin Books ấn hành bản in đầy đủ, hoàn toàn không kiểm duyệt của cuốn tiểu thuyết, nhà xuất bản, tác giả và tác phẩm đã bị kiện ra tòa. Nhưng tại phiên tòa, tác phẩm được tuyên vô tội, mở ra cơ hội cho các nhà văn được quyền len lỏi vào mọi ngóc ngách của chuyện giường chiếu mà không gặp phải sự can thiệp của chính quyền. Lady Chatterley's Lover được ấn hành hợp pháp tại Anh từ 1960.
Năm 1961, cuốn sách đánh bại cả Kinh thánh - ấn phẩm vẫn luôn được coi là bán chạy nhất mọi thời - về mặt doanh thu với 2 triệu bản được bán ra.
Tác giả: Thanh Huyền
Ý kiến bạn đọc