Đại hội nhà văn, sao không bàn đến văn?
- Chủ nhật - 08/08/2010 23:12
- In ra
- Đóng cửa sổ này

Nhiều nhà văn đã chia sẻ về việc Đại hội chưa bàn nhiều về nghề nghiệp mà vẫn nặng về bầu Ban chấp hành. Ngay ngày đầu tiên của cuộc họp nội bộ đã “nóng”. Nhiều nhà văn “lạc đề” vì khi Đoàn Chủ tịch lấy ý kiến nên đề cử bao nhiêu người để từ đó bầu ra Ban chấp hành khóa VIII thì lại bức xúc nói ngay đến nghề văn. Bên ngoài hội trường, những mong muốn của hội viên cũng được dịp bày tỏ.
Coi trọng nhà văn là coi trọng hồn của nhân dân
Nền văn học Việt
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo chia sẻ: “Nói thật, không có nhà văn Việt
Nhà thơ trẻ Vi Thùy Linh cũng cho rằng, coi trọng văn nghệ sỹ chính là thể hiện trình độ dân trí của đất nước.Tự tin khẳng định mình sống được bằng thơ, ra nước ngoài cũng nhờ thơ, Vi Thùy Linh khẳng định: “Nhà nước thể hiện sự trân trọng nhà văn ở việc phải có chế tài: chống sách lậu, khuyến khích sáng tác, mở những diễn đàn tôn vinh văn chương chứ không phải như hiện tại chỉ có một Ngày thơ”.
Cần mở rộng hơn nữa không gian sáng tạo cho các nhà văn cũng là một cách tôn trọng nhà văn. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng: “Nhà văn phải được công bố tư tưởng của họ. Nếu khống chế tư tưởng thì văn chương sẽ teo tóp đi. Phải mở ra bầu trời càng rộng, càng mới thì cái cây xanh mới càng vươn lên được.
Mong muốn là như vậy và nhà văn cần gì ở Hội của mình?
Nhà văn cần gì ở Hội Nhà văn
Mỗi dịp Đại hội, dư luận lại tha hồ mổ xẻ những vấn đề còn tồn tại. Thực tế, có những danh hiệu “nhà văn” không xứng đáng, còn những nhà văn thực sự lại chán không muốn vào Hội. Việc thiếu vắng những tác phẩm lớn lại đang được cho rằng do Hội và Ban chấp hành Hội chưa trở thành “bà đỡ”. Tuy nhiên, Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo không đồng tình với nhận định này. Ông khẳng định: “Tài năng không phải lúc nào cũng nhiều. Cái cây khi thì ra lá như ở mùa xuân, khi thì như ở mùa thu. Cũng không phải cái cây sum xuê lá nào cũng ra trái. Mỗi lần Đại hội lại thấy các Nhà văn ngây thơ, mê quyền lực. Có thể anh nhà văn viết rất hay về một vị Tư lệnh, nhưng không có nghĩa là anh nhà văn ấy sẽ làm được Tư lệnh. Nếu ông nhà văn nào cũng lãnh đạo được thì Nhà nước lấy đâu ra chức cho đủ.”
Đã dự đến 5 lần Đại hội, nhà thơ của “Khúc hát sông quê” cho biết: “Tôi thấy các Đại hội đều mất quá nhiều thời gian gian cho việc bầu cử. Không có thời gian nói về văn chương, về chính sách của nhà nước với nhà văn. Tuy nhiên, mỗi dịp Đại hội cũng cần bầu ra một Ban chấp hành đẹp lòng nhiều người. Còn Đại hội, muốn sang trọng thì phải bàn về nghề văn, về tư tưởng, về tai nạn nghề nghiệp…”
Nhà thơ cũng bày tỏ: “Nhà văn cần Hội Nhà văn như một mái nhà chung ấm áp, chia sẻ những vui buồn, có sự tương trợ về nghề nghiệp, bất trắc, tai nạn nghề nghiệp… Hội Nhà văn cần tham mưu cho nhà nước bảo trợ văn học phát triển. Làm việc đó chính là làm phát triển văn hóa dân tộc và quốc gia.”
Nhà thơ Trương Nam Hương chia sẻ: “Đại hội là dịp để các nhà văn có dịp gặp gỡ, trao đổi với nhau về nghề nghiệp, về khát vọng sáng tạo. Trong 2 ngày, tất cả những tham luận không thể nói hết bằng những buổi tiếp xúc. Nó đem lại sự gắn bó, khơi gợi sự sáng tạo của nhà văn trước độc giả, nạp năng lượng cho nhà văn có hưng phấn, có những trăn trở mới với trang viết của mình.
Qua Đại hội lần này, tôi mong muốn bầu được Ban chấp hành đại diện nhiều khuynh hướng sáng tác, nhiều vùng miền, kích thích phong trào sáng tác chuyên nghiệp. Nếu Ban chấp hành không làm được sự gắn kết đội ngũ nhân viên cũng như thúc đẩy phong trào sáng tác chung thì Ban chấp hành đó còn thiếu sót với Đại hội.
Hội nhà văn không thể giúp cho các nhà văn có tác phẩm lớn, chỉ giúp những điều kiện hỗ trợ sáng tác bằng những điều kiện in ấn, hội thảo… tác phẩm đó, bản thân các nhà văn phải tự chịu trách nhiệm. Chúng ta ít những tài năng lớn, không có một Hội Nhà văn nào có thể giúp cho các nhà văn có được tác phẩm hay. Sức sống của tác phẩm lâu dài hay không là bởi chính chất lượng tác phẩm. Những năm qua, trong một chừng mực nào đó, Hội Nhà văn đã cố gắng rất nhiều để đem đến cho văn học Việt Nam một diện mạo mới, đem đến cho từng hội viên những điều kiện để thúc đẩy sáng tác: các trại viết, hỗ trợ đầu tư (không nhiều nhưng thể hiện sự quan tâm về tinh thần) giúp họ hưng phấn sáng tạo. Còn những tác phẩm lớn thì chính từng nhà văn phải tự hỏi mình.”
Câu “nhà văn phải tự hỏi mình” có lẽ thực sự cần suy ngẫm.