Số phận sách tặng
- Thứ tư - 28/04/2010 01:40
- In ra
- Đóng cửa sổ này

Trần Thị Hồng Hạnh (Nhà văn, Giải nhất Văn học Tuổi 20): Tôi thường hay tặng sách cho bạn bè. Không chỉ sách mình viết mà còn sách mình mua khi thấy hay. Tôi không biết số phận sách của tôi khi tặng các bạn nhà báo thế nào còn sách tôi tặng bạn bè thì, may mắn thay, cũng được gìn giữ cẩn thận vì những người tôi tặng sách đều là những người yêu quý sách. Nói gì thì nói, cũng khó trách thái độ hờ hững hoặc thiếu trân trọng của người nhận sách vì người Việt Nam mình hay có tâm lý xem thường những gì được cho. Phải bỏ tiền ra mua thì họ mới xót, theo kiểu của đau con xót ấy. Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng tốt nhất người viết không nên tặng sách cho ai mà mình biết là họ không thích sách, không trân trọng công sức lao động của mình. Còn nếu trót tặng rồi mà họ không trân trọng thì cũng đừng quá buồn bởi vì khi họ đã không trân trọng tình cảm của mình thì tại sao mình lại buồn vì họ?. H.H.S (ghi)
|
Không có niềm vui nào lớn bằng niềm vui của nhà văn mỗi lần ra sách. Khi đó, nhà văn bỗng nhiên thấy mình giống con nít, cười cười, nói nói, vuốt ve hết lượt này đến lượt khác cuốn sách vừa lấy về từ nhà in… Mình vui thì cũng phải chia vui với người khác. Vậy là vội vã mang sách đi tặng những người mà mình yêu quý nhất. Lúc đó có lẽ vì vui mừng quá nên cũng không nghĩ đến câu hỏi: liệu người ta có đọc sách mình hay không? Mặc kệ! Cứ tặng cái đã. Hết những người yêu quý nhất thì đến những người yêu quý nhì, yêu quý sơ sơ, yêu quý vừa vừa… Thực ra không tặng không được. Tác giả khi nghe một câu đầy hờn trách như thế này: “Tôi là bạn (cô, dì, chú, bác…) anh, lẽ nào anh không tặng được cho tôi một cuốn!” làm sao có thể từ chối được. Vậy là tặng!
Có vẻ như sự hồn nhiên, hào phóng của nhà văn vô tình đã “tiếp tay” cho một thói quen đã trở thành cố hữu: thói quen được tặng sách. Nhiều người biết là bạn mình vừa ra sách đấy nhưng không việc gì phải đi mua, cứ gượm đã, đằng nào nó chẳng tặng mình! Như đã nói, nhà văn vốn hào phóng, hồn nhiên; thấy người ta đọc sách mình càng vui mừng hơn. Vậy là tặng!
Nghĩ vậy, tôi quyết định mang sách về cho lũ cháu ở nhà. Thấy chú mang sách về, ngày đầu đứa nào cũng háo hức, cũng cười vui vẻ khiến cho nỗi vất vả đi đường của chú tan biến. Nhưng rồi chú chưa kịp mừng lâu thì hai hôm sau, bất kể là trên giường, trên ghế, thậm chí là dưới nền nhà… đâu đâu cũng thấy những cuốn sách vương vãi. Cuốn thì nhăn nhúm, cuốn lại rách bìa…
Nhà văn tặng sách xong, chỉ băn khoăn mỗi việc “không biết người ta có đọc sách mình hay không?”; còn cũng chẳng “lăn tăn” gì đến chuyện khác. Bởi vậy nên mới có trường hợp như cô nhà thơ tên tuổi nọ trong câu chuyện của nhà văn Y Ban. Hay mới đây, cậu bạn tôi hí hửng khoe vừa mua được tập thơ của một tác giả trẻ trước cổng nhà sách Hà Nội trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, sách còn mới cáu, đặc biệt hơn còn có cả chữ kí của tác giả. Cậu bạn hí hửng vì mua được một cuốn thơ đọc được, trình bày đẹp. Nhưng sau đó không tránh được cảm giác ngậm ngùi khi đọc mấy dòng kí tặng của tác giả, cho dẫu đó không phải là sách của mình. Không hiểu, có một lúc nào đó, tác giả đi vào những cửa hàng sách cũ vô tình mua được cuốn sách có chữ kí của mình thì cảm giác sẽ như thế nào? Chắc chắn là chẳng lấy gì làm vui!
Sách in bốn triệu
“Bốn triệu” nếu nói lái sẽ thành “biếu trọn”. Đó là cách nói tự giễu mình của nhiều văn thi sĩ hiện nay khi một tác phẩm được in ấn đàng hoàng chỉ để mắc thêm công đi “biếu”. THN
|