Nghề cào don dưới đáy sông Trà

Thứ ba - 21/05/2013 23:05 965 0
Sau 5-6 tiếng ngâm mình dưới nước vất vả cào don, người dân thu được 200.000 - 300.000 đồng. Còn người dân cả nước lại được thưởng thức món ăn dân dã của xứ Quảng lọt vào danh sách đặc sản nổi tiếng Việt Nam.

Từ tờ mờ sáng, hàng trăm người dân làng ở Cổ Lũy- Vĩnh Thọ, xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) bắt đầu ngày làm việc cào don mưu sinh dưới đáy sông Trà Khúc, chỉ cách cửa biển Cổ Lũy vài trăm mét.

Hàng ngày, cả trăm người dân làng Cổ Lũy - Vĩnh Thọ, xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) lại chèo đò ra đoạn sông Trà Khúc nằm gần cửa biển để cào don. Don thuộc họ nhuyễn thể hai mảnh, vỏ nửa đen nhạt nửa vàng lợt, hình quả trám, to bằng móng tay út người lớn, dài hơn một phân, vỏ thường mỏng hơn các loài ốc khác, hai mảnh vỏ chụm vào nhau, ở phía trên mỏng hơn dưới bụng. Cao điểm của mùa don bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch.

Dựa vào con nước thủy triều lên, hàng ngày người dân ở vùng Cổ Lũy- Vĩnh Thọ dậy từ khoảng 2 đến 3 giờ sáng ngâm mình trong dòng nước sâu đến tận ngực suốt nhiều giờ liền. Đến 14 giờ chiều, họ bắt đầu thu dọn dụng cụ cào don đưa lên ghe trở về bến.

Dựa vào con nước thủy triều, cả trăm người dân dậy từ 2 - 3h sáng ngâm mình dưới nước để cào don. Đến 14h, họ thu dọn dụng cụ đưa lên ghe chở về bến. Những năm gần đây, nhiều người thích món don đặc sản nên cuộc sống của người dân hành nghề cào don khá giả dần, con cái ăn học đàng hoàng, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Trung bình mỗi người có thu nhập 250.000 - 300.000 đồng một ngày.

Khác với nghề nhủi hến, dụng cụ cào don có trọng lượng nặng hơn 10 kg, gồm một cán tre dài 2,5 m, thùng cào don dài 1m, ngang 80 cm. Dụng cụ cào don được gắn với dây đeo vào ngang hông, người cào don phải đi giật lùi tốn nhiều sức lực.

Khác với nghề nhủi hến, dụng cụ cào don nặng hơn 10 kg, gồm một cán tre dài 2,5 m, thùng cào dài 1 m. Dụng cụ cào được gắn với dây đeo vào ngang hông, người cào một tay cầm cán tre, tay còn lại tì thắt lưng lấy thế đi giật lùi.

Từng có thâm niên hơn 40 năm hành nghề cào don dưới đáy sông Trà, ông Võ Tấn (59 tuổi) ở thôn Cổ Lũy- Vĩnh Thọ cho biết, nghề cào don tuy nhọc nhằn, phải thức dậy sớm, ngâm mình trong nước mỗi ngày ít nhất 5 giờ, chân tay nứt nẻ thế nhưng bù lại có thu nhập ổn định. Ngày thường nếu "trúng mánh" thì thu được khoảng 250.000 đồng, còn vào dịp trước, sau tết Nguyên đán mỗi ngày thu nhập từ nghề cào don có khi được gần 1 triệu đồng nhờ bán được giá.

Có thâm niên hơn 40 năm hành nghề ở sông Trà, ông Võ Tấn (59 tuổi) cho biết, nghề cào don tuy nhọc nhằn, phải thức dậy sớm, ngâm mình dưới nước ít nhất 5 tiếng mỗi ngày, chân tay nứt nẻ nhưng bù lại có thu nhập ổn định. Nếu "trúng mánh" thì thu được khoảng 250.000 đồng, còn vào dịp Tết Nguyên đán mỗi ngày thu nhập gần một triệu đồng nhờ bán được giá cao.

Sàng, xẩy don trước khi đổ vào giỏ đựng trên ghe.

Việc sàng don để loại bớt cát, sạn được thực hiện ngay sau mỗi mẻ thu hoạch.

Một tay cầm cán tre, tay còn lại tì thắt lưng lấy thế đi giật lùi cào don.

Do ngâm thường xuyên nên chân, tay của người dân hành nghề cào don nhăn nheo, bợt đi.

Vui mừng sau nhiều giờ ngâm mình dưới nước cào được đầy các giỏ đựng don trên ghe. Ông Nguyễn Dũng, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Phú cho biết, toàn xã có gần 200 hộ dân ở thôn Cổ Lũy- Vĩnh Thọ quanh năm gắn bó với nghề cào don, nhủi hến dưới lòng sông Trà để mưu sinh. Những năm gần đây, nhiều người thích món don đặc sản nên cuộc sống của người dân hành nghề cào don ở địa phương khá giả dần lên, con cái ăn học đàng hoàng, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.

Ông Lê Văn Thọ (55 tuổi) cho biết, hôm nào cào được khoảng 70 lon don thì xem như ngày đó "thắng lợi", thu nhập gần 300.000 đồng. "Sướng nhất của nghề cào don là khi sản phẩm vào đến bờ được tư thương mua tại chỗ nên có tiền cầm tay ngay", ông Thọ nói.

Don thuộc họ nhuyễn thể hai mảnh, vỏ nửa đen nhạt nửa vàng lợt, hình quả trám, to bằng móng tay út người lớn, dài hơn một phân. Vỏ thường mỏng hơn các loài ốc khác, hai mảnh vỏ chụm vào nhau, ở phía trên mỏng hơn dưới bụng. Ruột don màu phổi bò, pha màu vàng và có những tua hồng bao quanh.

Người dân Cổ Lũy phân loại, rửa sạch don rồi bán cho tư thương để họ chở đi tiêu thụ khắp nơi trong cả nước. Những năm gần đây, nhờ TP HCM tiêu thụ don mạnh nên cuộc sống của người dân ổn định, khấm khá hơn.

Từ lâu người dân Quảng Ngãi ví don là món ăn dân dã, đậm đà phong vị quê hương, ngon miệng và giàu chất bổ dưỡng. Dịp đầu năm nay, Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận don sông Trà là một trong bốn sản vật Quảng Ngãi vào các danh sách đặc sản nổi tiếng Việt Nam.Trong đó, cá bống sông Trà và món don nằm trong số 50 món đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Don ngon không phải vì cầu kỳ hay gắn kết với một kỷ niệm xưa... mà ngon vì thế đất, vì con nước "chè hai" giúp nó có hương vị quê hương đặc biệt.

Từ lâu người dân Quảng Ngãi coi don là món ăn dân dã, đậm đà phong vị quê hương, ngon miệng và giàu chất bổ dưỡng. Đầu năm nay, Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận don sông Trà là một trong bốn sản vật Quảng Ngãi vào các danh sách đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Trong đó, cá bống sông Trà và món don nằm trong số 50 món đặc sản nổi tiếng Việt Nam.

Tác giả: Trí Tín

Nguồn tin: VN Express

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây