Những mảnh thiên thạch vỡ còn sót lại trên dãy núi Urals sau vụ nổ ở Nga ngày 15/2, được đưa đi kiểm nghiệm. Ảnh: China Daily. |
Một vụ nổ hạt nhân có thể khiến thiên thạch thay đổi quỹ đạo, từ đó sẽ không va vào trái đất. Theo giới khoa học, lực tác động của một vụ nổ hạt nhân có thể làm "bốc hơi" bề mặt của thiên thạch, "giải phóng" ra những mẩu thiên thạch nhỏ, ít nguy hại hơn trong không gian.
Đây là giải pháp nhiều người cho là khả khi nhất trong các biện pháp diệt thiên thạch đưa ra bởi công nghệ tên lửa và hạt nhân đều có sẵn.
Nhiều người cho rằng một vụ nổ hạt nhân có vẻ như hơi "to tát", thay vào đó ta có thể sử dụng "lá chắn động lực" của Cơ quan Vũ trụ và Hàng không Mỹ (NASA) thay đổi quỹ đạo bay của thiên thạch, bằng cách tạo ra một vụ va chạm với nó, tuy không đủ mạnh để phá vỡ thiên thạch này.
Theo Space, một tác nhân với tốc độ 1,6 km/h đủ để đẩy thiên thạch ra xa khỏi quỹ đạo của nó một khoảng là 273.500 km nếu như chúng ta thực hiện vụ va chạm này 20 năm trước khi nó va vào trái đất.
Cách này nghe có vẻ kỳ lạ nhưng lại khá hiệu quả nếu tính đến khả năng bức xạ tia sáng mặt trời của những vật liệu sáng và tối màu. Nhờ sự thay đổi trong khả năng bức xạ, thiên thạch sẽ bị tác động để bay theo một quỹ đạo khác.
Nhiều người nghĩ đến khả năng sử dụng năng lượng mặt trời làm thay đổi hướng bay của thiên thạch.
Chúng ta có thể gửi một tàu vũ trụ mang theo tấm phản chiếu năng lượng mặt trời lên bề mặt thiên thạch. Hệ thống này sẽ phản chiếu tia bức xạ mặt trời và đẩy thiên thạch ra xa đích ban đầu.
Tuy nhiều nhà khoa học tỏ ra nghi ngờ khả năng thực thi của ý tưởng trên, nhưng nó cũng là một ý tưởng khôn ngoan.
Nhiều nhà khoa học đưa ra ý tưởng sử dụng hệ thống gương để tập trung năng lượng mặt trời, thiêu đốt một phần bề mặt thiên thạch, khiến nó thay đổi trọng lượng, từ đó thay đổi quỹ đạo bay.
Phương pháp này khá giống với quy tắc hoạt động của DE-STAR. Hệ thống hoạt động như sau: DE-STAR sử dụng những tấm thu năng lượng mặt trời biến nó thành dòng laser pha. Dòng laser sau đó chuyển thành dòng laser đơn lẻ, tiêu diệt thiên thạch. Nếu như thiên thạch quá lớn, DE-STAR có thể khiến nó chuyển hướng, không đâm vào trái đất. Một trong những điểm cộng của dự án trên là nó hoạt động dựa trên một công nghệ hiện nay có sẵn.
Nguồn tin: Kiến Thức
Ý kiến bạn đọc